Hiển thị tất cả 2 kết quả

Thông Tin Mâm Cúng Cô Hồn Đơn Giản Tháng 7 Hằng Tháng Mùng 2, 16

Cách cúng rằm tháng 7 trong nhà. Nghi lễ cúng rằm tháng 7 hàng năm là một nghi lễ vô cùng lớn và phổ biến ở Việt Nam, được hầu hết mọi gia đình tổ chức rất long trọng và trang nghiêm. Vậy cách cúng rằm tháng 7 trong nhà được tổ chức như thế nào?

Ở Việt Nam, ngày rằm tháng 7 diễn ra hàng năm chính là một trong số những nghi lễ, những ngày rằm lớn và quan trọng nhất trong năm. Do đó, gia chủ chuẩn bị mâm lễ để cúng rằm tháng 7 cũng như việc tổ chức cúng rằm tháng 7 trong nhà tổ chức như thế nào không phải là một vấn đề mà ai cũng có thể nắm hết được.

Mâm cúng cô hồn
Mâm cúng cô hồn

Khi Nào Tổ Chức Cúng Rằm Tháng 7

Rằm tháng 7 chính là một trong các ngày lễ được mọi người đặc biệt quan trọng, tương đương với ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Rằm tháng 7 không chỉ đơn giản là một ngày rằm đơn thuần như những ngày rằm hàng tháng khác mà theo quan niệm của đạo Phật, thì ngày rằm tháng 7 còn được mọi người biết đến là lễ Vu Lan để con cháu báo hiếu với cha mẹ, đồng thời đây cũng là ngày để xá tội với vong nhân mà người ta vẫn thường gọi là ngày cúng cô hồn để cầu siêu cúng như thể hiện tấm lòng tưởng nhớ của mình đối với những vong hồn đang lang thang, và vất vưởng không nơi nương tựa.

Thông thường, ở Việt Nam rằm sẽ chính là ngày 15 theo âm lịch hàng tháng và nghi lễ cúng rằm cũng được diễn ra trong đúng ngày này. Tuy nhiên, thực tế thì nghi lễ cúng rằm tháng 7 thường không được cúng đúng vào ngày 15 tháng 7 theo âm lịch mà thường sẽ diễn ra lễ cúng từ ngày mùng 2 tháng 7 đến ngày 14 tháng 7 và nghi lễ này không cần xem, chọn ngày tốt và hợp tuổi, hợp mệnh với gia chủ như những nghi lễ khác. Cũng có những vùng miền có văn hóa cúng rằm tháng 7 vào ngày 14 và ngày 15 tháng 7.

Đặt mâm cúng cô hồn, lễ vật cúng, đồ cúng cô hồn trọn gói ở đâu?
Đặt mâm cúng cô hồn, lễ vật cúng, đồ cúng cô hồn trọn gói ở đâu?

Người Việt Nam xưa đến nay vẫn thường quan niệm, theo âm lịch từ ngày mùng 2 tháng 7 đến ngày 14 tháng 7 sẽ là thời gian mà Diêm Vương chính thức cho mở cửa Quỷ Môn Quan với mục đích để cho các vong hồn ở đó được trở về dương giới nhằm thọ hưởng lễ vật mà ở dương gian người dân cúng tế cho họ.

Còn đối với ngày 15 tháng 7 thì đây chính là thời điểm ngày giới hạn trong kỳ mà Diêm Vương mở cửa, do đó theo quan niệm người âm sẽ rất khó để quay về hay không thể nhận lễ vật mà trên trần gian cúng họ. Do đó, người Việt Nam thường có quan niệm cúng rằm tháng 7 từ ngày 2 đến ngày 14 tháng 7 và thói quen này cũng đã được hình thành từ đời này qua đời khác.

Chuẩn Bị Mâm Cúng Rằm Tháng 7 Trong Nhà

Hiện nay theo truyền thống việc chuẩn bị để tổ chức lễ cúng ngày rằm tháng 7 luôn là một nét văn hóa tâm linh truyền thống đặc trưng của người Việt Nam. Do đó, cần phải tìm hiểu đồ lễ trong mâm cúng cần chuẩn bị bao gồm những lễ vật gì và chuẩn bị như thế nào để đúng theo tín ngưỡng văn hóa tâm linh của vùng miền đó, trong mâm cúng ngày rằm tháng 7 thì không phải ai cũng biết rõ ràng để sắm lễ đầy đủ và đúng với ý nghĩa của từng lễ vật. Do đó, bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích về mâm cúng, những lễ vật cần có trong mâm cúng rằm tháng 7.

Hình ảnh mâm cúng cô hồn đơn giản đầy đủ lễ vật.
Hình ảnh mâm cúng cô hồn đơn giản đầy đủ lễ vật.

Lễ Vật Trong Mâm Cúng Ngày Rằm Tháng 7 Tại Nhà

Đối với nghi lễ cúng Phật thông thường cho các gia đình có quan niệm theo đạo Phật sẽ được trình cúng trực tiếp tại nhà, đối với những gia đình không tổ chức tại nhà và gia đình có điều kiện thì có thể lên chùa để tổ chức, còn ở nhà chỉ cúng gia tiên cùng với cúng cô hồn. Tùy theo phong tục của mỗi địa phương cũng như điều kiện của mỗi gia đình mà thực hiện sắm lễ vật cúng rằm tháng 7 sao cho phù hợp.

Đối với những gia đình cúng ngày 1 tháng 7 âm lịch. Mà không tổ chức kèm với nghi lễ cúng cô hồn. Thì việc sắm lễ vật cũng như cúng ngày mùng 1 hàng tháng.  Sẽ được thực hiện như bình thường với các lễ vật bao gồm hương, nến, hoa và quả, trầu cau, rượu cùng với nước.

Đầu tiên là chuẩn bị lễ cúng chúng sinh được tổ chức trong nhà. Lễ vật trên mâm cúng cần chuẩn bị bao gồm:

  • Vì là một lễ cúng lớn và long trọng trong năm. Do đó lễ vật cũng được chuẩn bị nhiều hơn so với các nghi lễ thông thường khác. Và những ngày rằm, mùng 1 khác.
  • Hương vàng giấy áo: được chuẩn bị từ 15 lễ trở lên. Còn đối với quần áo chúng sinh cần được chuẩn bị từ 20 đến 50 bộ. Tiền chúng sinh cũng được chuẩn bị kèm theo số lượng của quần áo chúng sinh.
  • Một lọ hoa tươi với năm màu khác nhau, có thể lựa chọn hoa cúc để cắm.
  • Một đĩa ngũ quả gồm 5 loại quả khác nhau, tượng trưng cho năm màu sắc với ý nghĩa khác nhau.
  • Kẹo và bánh ngọt, ngoài ra một số gia đình còn chuẩn bị cả tiền thật. Với những mệnh giá khác nhau để cúng.
  • Một đĩa tinh bột có thể là khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc…
  • Một số gia đình còn cúng thêm một bát cháo trắng, một đĩa gạo tẻ và một đĩa muối tinh sạch.
  • Đối với mâm cúng cúng sinh này sẽ được cúng theo lễ vật chay. Không cúng những lễ vật sát sinh và có máu của chúng sinh khác.
Đặt ngay mâm cúng cô hồn trọn gói đầy đủ lễ vật của Đồ Cúng Việt Nam.
Đặt ngay mâm cúng cô hồn trọn gói đầy đủ lễ vật của Đồ Cúng Việt Nam.

Chuẩn Bị Lễ Vật Cúng Rằm Tháng 7 Hàng Tháng Cho Các Mâm Cô Hồn

Dù là mâm cỗ cúng dành cho chúng sinh hay mâm cỗ cúng cô hồn. Thì đều là mâm lễ để thể hiện tấm lòng thương, tấm lòng từ bi. Của những người trần đối với những linh hồn đang vương vấn với cõi trần gian. Những linh hồn không có nơi nương tựa. Việc chuẩn bị, sắm sửa các lễ vật cần có trong mâm cỗ cúng cô hồn cần chuẩn bị bao gồm:

Các Mâm Cúng Cô Hồn Tại Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Nam Bên Dưới

Bài Văn Khấn Cúng Cô Hồn, Cách Cúng Cô Hồn Chuẩn

Hướng dẫn cách cúng cô hồn tháng 7, cúng cô hồn hằng tháng.
Hướng dẫn cách cúng cô hồn tháng 7, cúng cô hồn hằng tháng.

Mâm Lễ Vật Mâm Cúng Cô Hồn Đơn Giản

  • Một đĩa trái cây với năm loại quả khác nhau, tượng trưng cho ý nghĩa khác nhau người ta gọi là mâm ngũ quả.
  • Một lọ hoa tươi, thông thường sẽ sử dụng hoa cúc. Với ba hoặc năm màu khác nhau.
  • Hương và giấy áo
  • Đèn và nến
  • Một đĩa gạo tẻ sạch, một đĩa muối trắng sạch.
  • Một chai rượu nếp
  • Một chai nước suối
  • Một đĩa bánh kẹo ngọt
  • Một đĩa gồm khoai lang, sắn hoặc ngô luộc.
  • Ba đĩa xôi, có thể làm xôi đậu xanh, xôi trắng hoặc xôi gấc. Tùy vào sự lựa chọn của từng gia đình.
  • Ba bát chè đậu xanh
  • Một miếng thịt heo luộc hoặc heo quay
  • Một con gà trống luộc
  • Vàng mã trong ngày cúng rằm tháng 7

Trong nghi lễ cúng ngày rằm tháng 7 ở Việt Nam không thể không kể đến giấy tiền. Cùng với vàng mã, và những vật dụng được làm bằng giấy. Tạo theo hình những vật mô phỏng những vật có trong cuộc sống dương thế của người dương như điện thoại hay xe cộ,…

Người ta thường quan niệm rằng khi người dương đốt những thứ trên trong ngày rằm. Thì những người thân ở dưới địa phủ sẽ nhận được, hưởng được để có được một cuộc sống đầy đủ.

Khi chuẩn bị lễ vật cúng cô hồn trong ngày Rằm tháng 7. Thì mọi người nên cúng tiền vàng với số lượng từ 15 bộ lễ trở lên. Cùng với 20 – 50 bộ quần áo cúng chúng sinh. Chuẩn bị thêm tiền chúng sinh, chuẩn bị hoa quả với năm loại quả và năm loại hoa khác nhau.

Mâm cúng cô hồn chúng sinh tháng 7
Mâm cúng cô hồn chúng sinh tháng 7

Các Bước Tiến Hành Cúng Rằm Tháng 7

Việc tổ chức cúng rằm tháng bảy hàng năm bao giờ cũng phải tổ chức cúng ở chùa trước. Sau đó mới tiến hành cúng tại gia đình. Lễ này thông thường sẽ được tổ chức vào ban ngày và tổ chức trong nhà. Tránh tổ chức vào ban đêm, trong khoảng thời gian khi Mặt Trời đã lặn xuống.

Theo truyền thống văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam thì việc thờ cúng gia tiên trong truyền thống văn hóa dân gian thường được tổ chức mâm cơm cúng ở trong ngôi nhà của mình, để cúng bái những linh hồn, vong linh đang bơ vơ không có gia đình để ban phát cho họ những lễ vật trên trần thế.

Ngày này, đối với tất cả mọi gia đình đều làm 2 mâm cúng trong ngày rằm tháng 7 đó là mâm cúng tổ tiên trên bàn thờ của tổ tiên cùng với cúng chúng sinh, cúng cô hồn.

Những lễ vật cúng cô hồn tháng 7
Những lễ vật cúng cô hồn tháng 7, mâm cúng rằm tháng 7 chất lượng

Trên mâm cúng dành cho tổ tiên, gia đình nên bày một mâm cỗ cúng với lễ vật mặn, cùng với tiền vàng và gồm cả những vật dụng để dành riêng cho người cõi m hay còn được hiểu là đồ vàng mã. Đồ vàng mã dược làm bằng chất liệu giấy nó có tính tượng trưng cho những đồ vật trên trần gian và có hình dạng tương tự giống với đồ thật chẳng hạn như quần áo, hay giày dép, các dạng áo bào, đến những vật thực tế trong hiện đại như nhà cao tầng, các loại xe ô tô, các loại xe máy, các dòng điện thoại, để giúp cho người âm có thể cảm nhận được những nét tương đồng đối với trần thực.. để làm cho người ở cõi m có cảm giác được sống một cuộc sống với những tiện nghi tương tự, giống như cuộc sống của người Dương trần.

Trên mâm lễ cúng chúng sinh thì các lễ vật được chuẩn bị gồm có: quần áo của chúng sinh được làm bằng chất liệu giấy với nhiều màu sắc khác nhau, các loại kẹo ngọt, bỏng ngô, bánh chè lam, các loại kẹo đậu, kẹo vừng, bánh quế, 12 đĩa xôi, 12 chén cháo, hương và tiền vàng, 3 cốc nước lã và rượu, nếu gia đình có điều kiện hơn thì chuẩn bị một ít bia và nước ngọt, một đĩa gạo và một đĩa muối, ngô luộc, khoai lang luộc, bắp luộc và những lễ vật khác để dành cho các cô hồn, các vong hồn ma bị đói không có nơi nương tựa.

Ở chùa chiền khi làm lễ cúng chúng sinh xong thông thường người ta sẽ gọi những đứa trẻ ở xung quanh đó đến rồi phát cho chúng để cùng nhảy đến tranh cướp, còn ở nhà thì rải ra đường, ở những địa điểm như ngã tư hay các địa điểm gần nhà.

Để chuẩn bị thật chu đáo cho lễ cúng rằm tháng 7, ngày nay người ta sử dụng dịch vụ đồ cúng rất nhiều. Để vừa tiết kiệm thời gian vừa đầy đủ lễ vật. Qua bài viết này chúng tôi giới thiệu cho bạn dịch vụ cung cấp mâm cúng của đơn vị Đồ Cúng Việt Nam.

Đồ Cúng Việt Nam dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói uy tín
Đồ Cúng Việt Nam dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói uy tín

Cúng cô hồn tháng 7 ngày nào? Nên kiêng kỵ những điều gì trong ngày cúng cô hồn?

Cúng cô hồn tháng 7 ngày nào, giờ nào là điều bạn cần biết khi thực hiện nghi lễ này. Ngoài ra, bạn cần biết khi làm lễ cần kỵ điều gì để không rước xui xẻo về nhà.
Tháng 7 m lịch hằng năm là lúc người Việt sẽ làm lễ cúng cô hồn rất lớn.

Đây là một nghi lễ mang tính truyền thống từ xa xưa. Tuy nhiên, có đến nay vẫn có nhiều tranh cãi về việc cúng cô hồn tháng 7 ngày nào hay giờ nào mới tốt. Ngoài ra, quá trình làm lễ này sẽ cần phải kiêng kỵ nhiều điều mà không phải ai cũng biết.

Cúng cô hồn tháng 7 bắt nguồn từ đâu?

Việc cúng cô hồn tháng 7 ngày nào được nhiều người rất quan tâm. Bởi từ xa xưa, người Việt đã quan niệm con người có 2 phần là phần hồn và phần xác. Theo đó, sau khi chết đi, phần xác sẽ ở lại nhân gian và phân hủy theo thời gian. Phần hồn sẽ có những hướng đi riêng tùy theo phước hay nghiệp mà họ tạo ra khi còn sống.
Nếu là người tạo nhiều phúc đức, khi chết đi, linh hồn của họ hoặc là được luân hồi đầu thai trở lại làm người; hoặc họ có thể được hướng theo Phật.

Đối với những linh hồn tạo nhiều ác nghiệp; khi chết đi, linh hồn của họ sẽ bị đày vào địa ngục. Tùy theo tội nghiệp nặng nhẹ mà sẽ có các tầng hình phạt khác nhau. Thậm chí, những linh hồn quá nhiều tội ác sẽ bị đày vào ngạ quỹ, mãi mãi không được siêu thoát.

Cúng cô hồn là nghi thức cúng dành cho những vong hồn không người thân thờ cúng. Tuy nhiên, văn hóa của người Việt luôn hướng đến sự từ bi, hỉ xả. Vì vậy, hằng năm, vào dịp rằm tháng 7, cửa địa ngục sẽ được mở cho tất cả các vong hồn có thể trở về nhân gian. Không chỉ những linh hồn có người thân thích mà cả những linh hồn vất vưởng không còn ai nương tựa.

Đây được xem là tháng cô hồn. Tháng của những cô hồn dã quỷ. Trong tháng này, nhân gian cũng gặp nhiều rắc rối. Vì thế, người dân lựa chọn cách cúng cô hồn để tránh việc cô hồn dã quỷ quấy phá đến gia đạo.

Những lễ vật trong mâm cúng cô hồn
Những lễ vật trong mâm cúng cô hồn

3 điều cần biết về lễ cúng cô hồn tháng 7

Cúng cô hồn tháng 7 ngày nào? Cúng giờ nào mới tốt? Vì sao phải cúng cô hồn? Đáp án sẽ được chúng tôi bật mí ngay dưới đây.

  • Ý nghĩa của lễ cúng cô hồn

Lễ cúng cô hồn tháng 7 được xem là một nét văn hóa tâm linh mang tính nhân văn độc đáo. Đây là nghi lễ bố thí cho những vong hồn không có người thân thờ cúng, bơ vơ đói rét. Trong tháng xá tội vong nhân tháng 7, các cô hồn này khi về dương thế. Sẽ được cúng bái bằng những lễ vật đơn sơ. Điều này giúp cho họ giảm bớt oán hận và tu tâm để hướng về Phật.

Bên cạnh đó, nhiều gia đình cho rằng, vào tháng 7 sẽ dễ xảy ra nhiều chuyện không may. Như: mất của, bệnh tật, tai nạn…Điều này được cho là do các vong hồn dã quỷ được thả từ địa ngục về gây chuyện.

Vì vậy, khi tiến hành lễ cúng, ngoài cái tâm bố thí chúng sinh. Thì các gia đình Việt cũng muốn cúng để “lấy lòng” các cô hồn. Cầu mong họ không phá phách, quấy nhiễu gia đạo. Lễ cúng cô hồn là tượng trưng cho tấm lòng từ bi, hỉ xả của người Việt

  • Cúng cô hồn tháng 7 ngày nào, giờ nào là tốt?

Theo quan niệm của người xưa, thời gian các cô hồn được trở về dương gian là từ ngày mùng 1/7 m lịch đến ngày 15/7 m lịch. Tuy nhiên, nếu cúng sớm vào ngày mùng 1 có thể lúc đó cô hồn chưa được thả ra khỏi địa ngục để nhận lễ. Nếu cúng vào chính rằm có thể lúc này cửa địa ngục đã mở để bắt các vong hồn quay trở về. Vì thế, thời điểm thích hợp nhất để cúng cô hồn nên là từ ngày 2/7 đến 14/7 m lịch. Nếu muộn nhất là trước 12 giờ ngày 15/7 m lịch.

  • Gia đình Việt có thể chọn cúng cô hồn từ ngày 2 – 14/7 âm lịch

Bên cạnh đó, giờ cúng cô hồn trong ngày rằm tháng 7. Cũng cần có sự cân nhắc để cúng cho đúng. Các chuyên gia phong thủy khuyên rằng, lễ cúng cô hồn. Nên làm vào buổi chiều tối, sau khi Mặt Trời xuống núi. Bởi nhiều quan niệm cho rằng, các vong hồn rất sợ ánh sáng.

Nếu cúng vào ban ngày, do ánh sáng mặt trời vẫn còn nên có thể các vong hồn. Sẽ không thể đến được bàn lễ mà nhận các lễ vật gia chủ cúng. Chính vì vậy, việc cúng vào chiều tối sẽ là lúc tốt nhất để các vong hồn được thuận lợi nhận lễ. Thời gian cúng cô hồn tháng 7 tốt nhất là từ 18 giờ – 19 giờ.

Nên cúng cô hồn tháng 7 ở đâu mới tốt?

Nhiều gia đình Việt thường chọn cúng cô hồn tháng 7 tại sân nhà mình. Điều này được cho là mời cô hồn vào nhà. Nếu sau khi cúng xong, gia chủ không biết cách để dẫn hay mời họ ra thì các vong hồn này sẽ ở lại trong nhà. Nếu gặp phải vong hồn dữ, có lòng tham sân si thì họ sẽ quấy phá gia đạo. Như vậy, việc cúng cô hồn sẽ khiến gia chủ “làm ơn mắc oán”. Cúng vì muốn bố thí, vì phát sinh từ lòng thương xót các cô hồn nhưng lại rước họa cho gia đình.

Chính vì thế, theo lời khuyên của các chuyên gia phong thủy, các thầy cúng. Thì việc cúng cô hồn nên thực hiện ở trước cửa nhà, vỉa hè. Không đặt mâm cúng ở bậu cửa vì đây là hành động khiến cô hồn nhầm tưởng bạn đang mời họ vào nhà.

Bên cạnh đó, nhiều gia đình cũng chọn làm lễ cúng cô hồn ở trên chùa. Đây được xem là giải pháp tốt nhất cho việc cúng cô hồn. Bởi ở đây, các cô hồn sẽ được những thầy cúng cao tay ấn cầu độ siêu thoát. Họ sẽ được hướng đến cửa phật để nương nhờ. Thoát khỏi cảnh vất vưởng không nơi nương tựa. Nên để mâm cúng cô hồn ngoài đường hoặc trên chùa là tốt nhất

Ngoài ra, việc làm lễ cúng ở trên chùa sẽ giúp gia chủ tránh được việc bị cô hồn quấy phá. Các thầy làm lễ cúng sẽ có cách để “trị” những vong hồn có tà ý. Không tốt khi được xá tội về với nhân gian.

Mâm cúng cô hồn cần chuẩn bị những lễ vật gì?

Ngoài việc tìm hiểu xem cúng cô hồn tháng 7 ngày nào hay giờ nào. Thì các gia chủ cũng luôn muốn biết mâm cúng cô hồn cần chuẩn bị những lễ vật gì. Đây là điều mà không phải người Việt nào cũng biết. Bởi thực tế thì văn hóa thờ cúng của người Việt rất đa dạng.

Tùy theo vùng miền khác nhau mà cách chuẩn bị lễ vật cũng không giống nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu những lễ vật cơ bản. Cần có khi cúng cô hồn tháng 7. Điều này có thể giúp bạn thực hiện nghi thức cúng bái này được thuận lợi. Đồng thời, kết quả mà lễ cúng mang lại cũng sẽ được như mong muốn.

  • Muối, gạo: mỗi thứ 1 đĩa.
  • Cháo trắng: để nguyên nồi hoặc múc ra nhiều bát nhỏ.
  • Mía cắt khúc.
  • Khoai lang luộc.
  • Đường thẻ: 12 cục.
  • Giấy tiền vàng bạc.
  • Quần áo cô hồn.
  • Bánh kẹo, bỏng ngô.
  • Hoa tươi.
  • Mâm ngũ quả.
  • Nước sạch.
  • Rượu trắng.

Lễ vật cúng cô hồn được chuẩn bị đơn giản nhưng không được quá sơ sài
Bên cạnh các lễ vật nói trên thì bạn cần phải có nhang, đèn. Đây là 2 yếu tố giúp kết nối 2 cõi m Dương.

Đồng thời, cúng cô hồn tuyệt đối không cúng xôi gà. Đây là điều được xem là cấm kỵ khi chuẩn bị mâm cúng cô hồn tháng 7.Ngoài ra, nhiều gia đình Việt cũng chọn cúng cô hồn là các món chay thay vì món mặn.

Theo lý giải thì đây là cách để các cô hồn không bị lòng tham sân si ảnh hưởng. Khi đó, việc thụ lễ chỉ đơn giản là nhận bố thí mà không nảy sinh các ham muốn khác. Mà ở lại nhân gian để nhũng nhiễu gia đạo.

Đặc biệt, khi chuẩn bị lễ vật cúng cô hồn, bạn nên nhớ không sử dụng hoa quả giả để cúng. Bởi lễ cúng này là để bố thí cho các vong hồn không người thờ cúng. Nếu cúng đồ giả thì họ sẽ không thể thụ lễ. Điều này sẽ không thể chứng giám được lòng thành của bạn. Thậm chí, điều này có thể khiến các cô hồn nổi giận mà quay lại phá phách gia đạo của bạn.

Một điều nữa cần lưu ý là các lễ vật khi bày ra để cúng cô hồn nên đặt trên bàn cao, Bởi vị trí cúng thường là ở ngoài đường. Nếu đặt lễ vật dưới thấp sẽ khiến bụi bẩn bám vào. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính vệ sinh của lễ vật khi cúng và khi con người thụ lễ.

Những điều cần lưu ý trong nghi thức cúng cô hồn tháng 7 cần biết

Băn khoăn về việc cúng cô hồn tháng 7 ngày nào tốt đã được giải đáp. Nhưng, nghi thức cúng bái như thế nào mới đúng? Cần kiêng kỵ điều gì khi làm lễ cúng cô hồn. Đây là điều không phải người Việt nào cũng biết để có thể thực hiện cho đúng.

Quá trình cúng cô hồn cần lưu ý nhiều điều kẻo rước tai họa, xui xẻo cho gia đạo

  • Thứ nhất, quá trình cúng cô hồn cũng cần đọc văn khấn bài bản. Người chủ lễ cần có thái độ trang nghiêm, thành kính và đọc to văn khấn để các cô hồn có thể nghe và chứng giám.
  • Thứ hai, khi cúng cô hồn không nên để phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ hay người già đứng gần. Điều này có thể khiến các cô hồn sinh tâm chọc ghẹo, gây hại đến họ. Bởi đây là những đối tượng rất “yếu bóng vía”.
  • Thứ ba, sau khi cúng xong nên hóa vàng và bố thí lễ vật ngay. Tránh việc để quá lâu khiến cô hồn có cơ hội nán lại gây nhũng nhiễu đến gia đạo.
  • Thứ tư, khi cúng xong, gạo muối sẽ được rãi theo hướng từ trong nhà ra ngoài và đi về 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc. Tuyệt đối không rải gạo muối từ ngoài vào trong nhà. Điều này sẽ dẫn dụ cô hồn vào nhà và gây phá phách gia đạo.
  • Thứ năm, các lễ vật sau khi cúng cô hồn xong thì người nhà hoàn toàn có thể thụ lễ. Không có tình trạng ăn đồ cúng cô hồn sẽ gặp xui xẻo. Bởi thực tế thì Việt Nam có tục cúng cô hồn đã phổ biến từ xa xưa. Nếu trường hợp không muốn sử dụng các lễ vật này, bạn có thể đem bố thí cho người khác. Không nên vứt đồ cúng đi để tránh mang tội phung phí thức ăn.

Nếu bạn đang thắc mắc mâm cúng cô hồn cũng như mâm cúng tháng 7 có lễ vật đầy đủ là gì và tổ chức như thế nào là đúng, cúng như thế nào mới đúng; thì bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn có được câu trả lời cụ thể nhất. Để được tư vấn và hỗ trợ chuẩn bị mâm cúng tươm tất hơn; bạn hãy liên hệ đến Đồ Cúng Việt Nam để được phục vụ chu đáo, chuyên nghiệp nhất.

07.7878.3838
Don`t copy text!