Cúng cô hồn là một trong những phong tục của người Việt diễn ra vào tháng 7 âm lịch hằng năm. Mâm cúng cô hồn cần chuẩn bị những gì cho chuẩn phong tục Việt? Cũng như sử dụng bài văn khấn và cách cúng cô hồn như thế nào. Là tất cả những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ.

Cúng cô hồn đốt mấy cây nhang
Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao phải cúng cô hồn không? Tại sao tháng 7 phải kiêng kỵ đủ điều? Cúng cô hồn cần đốt mấy cây nhang? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho câu hỏi của bạn.
Theo quan niệm dân gian Việt Nam tháng 7 âm lịch hằng năm là tháng của người âm. Hay còn gọi với tên rùng rợn hơn là tháng “cô hồn dã quỷ”. Vì lẽ đó tháng 7 có rất nhiều điều cần phải lưu ý. Tục lệ này đã được lưu truyền từ xa xưa, là một phần của văn hóa, tâm linh tín ngưỡng của dân tộc đối với người đã chết.

Mục Lục
- 1 Cúng cô hồn đốt mấy cây nhang
- 2 Vậy phong tục cúng cô hồn là gì?
- 3 Nguồn gốc của lễ cúng cô hồn
- 4 Cúng cô hồn đốt mấy cây nhang
- 5 Cúng cô hồn vào ngày nào?
- 6 Mâm cúng cô hồn cần chuẩn bị những gì?
- 7 Những lưu ý khi cúng cô hồn để không gặp xui xẻo
- 8 Những điều cần tránh trong tháng cô hồn
- 9 Địa chỉ đặt đồ cúng cô hồn trọn gói nhanh chóng tại TPHCM
Vậy phong tục cúng cô hồn là gì?
Cô hồn là những hồn ma, quỷ lang thang chết oan khuất, cô đơn, mang nặng nghiệp trần chưa được siêu thoát, đầu thai. Họ còn vất vưởng, không nơi trú ngụ, chịu đói khát và quậy phá mọi người. Cúng cô hồn chính là nghi thức nhằm cứu giúp những linh hồn bất hạnh, chết oan khuất, sống lang bạt, không người thờ phụng. Đây cũng là cách người trần thế tin rằng sẽ an ủi, xua đuổi vận đen, không còn bị quấy phá hoặc được phù hộ từ những oan hồn trên.
Tục cúng cô hồn mang đậm ý nghĩa nhân văn, đề cao lòng bố thí, tạo phúc cho chúng sinh. Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, từ mùng 2 đến 12 tháng 7 âm lịch, Diêm Vương cho lệnh mở Quỷ Môn Quan “thả cửa” cho tất cả vong linh bao gồm thiện lẫn ác và vong linh phải quay về địa ngục sau 12 giờ đêm của rằm tháng 7. Các cô hồn được “ tạm thời” xóa hết mọi tội lỗi, quay trở lại dương thế. Vào tháng 7 cũng là thời điểm vong hồn hưng thịnh nhất vì thế cúng vào buổi nào thì họ vẫn có thể nhận được.

Nguồn gốc của lễ cúng cô hồn
Cúng cô hồn bắt nguồn từ Trung Quốc, tuy nhiên họ không gọi là cô hồn mà gọi là “ Phóng Diệm Khẩu”. Hiểu theo nghĩa nôm na là giải phóng “người” có miệng lửa. Những người sân si, tham lam, độc ác khi mất sẽ trở thành quỷ đói. Không được ăn uống, thức ăn đến miệng sẽ hóa thành lửa. Nhờ thương mẹ mà Mục Kiền Liên đã xin Đức Phật cứu giúp mẹ mình – quỷ đói ở Ngục Âm Ti. Cảm động trước sự hiếu thảo của Mục Kiền Liên, Đức Phật đã chỉ dẫn cho anh.
Vào ngày rằm tháng 7 theo Phật dạy nhân lúc chư tăng mãn hạ thì đặt một cái lễ trong chậu. Để dâng cúng và thành khẩn cầu xin mới cứu rỗi vong linh khỏi ngục được. Làm theo lời Phật dạy, Mục Kiền Liên không những cứu được mẹ mà còn cứu được tất cả vong hồn bị giam ở địa ngục. Từ đó theo các Phật tử muốn báo hiếu cho mẹ thì cử hành lễ cầu siêu để mong vong linh mau siêu thoát. Trong sách Phật không gọi những vong hồn ở cõi âm ti là cô hồn mà tên gọi này xuất hiện từ trong nhân gian.

Cúng cô hồn đốt mấy cây nhang
Trong văn hóa của người Việt, việc thắp đúng số lượng nén nhang (hương) có ý nghĩa rất quan trọng trong văn hóa, phong tục của dân ta. Tùy từng lễ cúng mà người ta sẽ chọn số lượng nhang khác nhau.
Thắp đúng số nhang là 1 việc làm thể hiện tấm lòng thành từ chủ nhân của mỗi gia đình, từ đó gửi gắm nguyện vọng của mình đến ông bà tổ tiên, thần linh đất trời, mong cho mọi sự được hanh thông, gia đạo khỏe mạnh, bình an.
Người ta thường thắp 3 cây nhang cắm ở mâm cúng chúng sinh có tiền, gạo và vàng mã. Nhưng cúng lễ cô hồn cũng như là bất cứ dịp cúng bái nào. Chúng ta hoàn toàn có thể quyết định cắm 1, 3, 5, 7 cây nhang (hương) tùy ý muốn. Mâm cúng cô hồn càng lớn thì số cây nhang càng nhiều, mâm cúng cô hồn càng nhỏ thì cây nhang càng ít.
Buổi cúng thường kết thúc với việc rải gạo, muối tám hướng ra sân, ra đường và đốt vàng mã ngay tại chỗ. Ở vài nơi, trẻ con được phép “giựt cô hồn” khi việc cúng bái được tiến hành xong xuôi, ổn thỏa.

Cúng cô hồn vào ngày nào?
Tháng cô hồn, lễ Vu lan không chỉ phố biến ở Việt Nam và các nước láng giềng. Mà còn nhiều quốc gia Á Đông lân cận khác như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore,…Nhưng với thời gian khác nhau. Ở Trung Quốc lễ cúng được tổ chức vào ngày 14/7 âm lịch. Ở Nhật Bản lễ diễn ra ngày 7/7 âm lịch và các ngày rằm trong tháng 7. Ở Đài Loan lễ thường kéo dài cả tháng nhưng đa số tập trung vào ngày 15 của tháng. Theo quy trình: đầu tiên mời các vong hồn, cúng cho họ vào ngày 15 và đưa tiễn họ vào ngày 19.
Ở Việt Nam lễ cúng có thể diễn ra ở tất cả các ngày trong tháng. Tùy thuộc vào từng tục lệ từng vùng miền, điều kiện hoàn cảnh mỗi gia đình. Thường thì từ ngày 2 đến 16 tháng 7 âm lịch là ngày mà người Việt. Chọn để tổ chức nghi thức cúng cô hồn nhiều nhất. Những người làm kinh doanh, họ thường cúng vào các ngày 2 và 16 âm lịch mỗi tháng. Theo thông thường, chúng ta có thể cúng bái vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Nhưng theo quan niệm dân gian với ảnh hưởng mạnh của ánh sáng Mặt Trời. Sẽ làm cho các linh hồn rất yếu không thể với tới những vật phẩm mà mình cúng tế. Vì thế, cúng cô hồn thích hợp nhất là nên được cúng vào chiều hoặc tối. Dịp cúng lớn nhất diễn ra vào ngày rằm tháng bảy, trùng với lễ Vu Lan báo hiếu của Phật giáo. Vì thế, nhiều người cho rằng phong tục bắt nguồn từ ngày lễ Vu Lan này.

Mâm cúng cô hồn cần chuẩn bị những gì?
Trên mâm cúng cô hồn cần những lễ vật sau:
- Muối gạo ( 1 dĩa).
- Cháo trắng nấu loãng( 12 chén nhỏ) hoặc com vắt ( 3 vắt).
- 12 cục đường thẻ.
- Giấy tiền vàng mã, quần áo giấy.
- Mía ( để nguyên vỏ và phân thành từng khúc nhỏ khoảng 15 cm).
- Bánh, Kẹo.
- Bỏng ngô, khoai lang,ngô , sắn đã được nấu chín.
- Hoa, trái cây 5 loại 5 màu.
- 3 ly nước nhỏ.
- 2 ngọn nến hoặc đèn cầy.
- Nhang 3 cây.
Các đồ cúng thường luôn có nhang, tiền giấy vàng mã, hoa, đèn, nến, gạo, muối, rượu, nước lã. Là những vật phẩm thô tối thiểu luôn có trong mâm cúng cô hồn, kèm theo là các món ăn khác. Tùy theo điều kiện của mỗi nhà như bánh kẹo,…Thường thấy nhất là các món như: mía, bánh kẹo, trái cây, bắp rang,…Trong chùa hoặc tại các gia đình mang truyền thống Phật giáo, họ sẽ cúng cô hồn bằng các món chay. Một trong những món đặc biệt trong mâm cỗ cúng cô hồn không thể thiếu là món cháo trắng loãng. Người ta tin rằng vì các vong hồn tạo nghiệp ác nên bị đày dưới địa ngục phải mang một thực quản nhỏ hẹp. Không thể nào ăn được thức ăn thông thường được. Và lễ cúng cô hồn thường được đặt trước cửa nhà, ở ngoài trời chứ không cúng trong nhà.

Những lưu ý khi cúng cô hồn để không gặp xui xẻo
- Tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo tay dài.
- Luôn thành tâm cần nguyện.
- Hạn chế sát sanh
- Nên ăn chay để tích phúc
- Không mang đồ cúng cô hồn vào nhà. Chúng ta nên để bánh kẹo cho người ngoài theo phong tục giật cô hồn.
- Gia chủ nên đứng bên trong nhà rải gạo muối ra. Theo các hướng xung quanh nhà, không nên rải theo hướng ngược lại.
- Nên cúng từ ngày 2 tháng 7 âm lịch đến ngày 15 tháng 7 âm lịch. Nhưng không được quá 12 giờ trưa.
- Trước khi đốt nhang khấn vái mà có người giật đồ cúng thì không nên giành lại khỏe mang họa vào người.
- Không đặt mâm cúng trong nhà.

Những điều cần tránh trong tháng cô hồn
- Không nên đi chơi hay về sau 11 giờ đêm trong tháng cô hồn vì buổi đêm là lúc vong linh mạnh mẽ nhất. Tất nhiên nếu gặp vong “ hiền” thì không sao nhưng gặp vong “ ác” bạn sẽ gặp phiền toái.
- Hạn chế phơi quần áo vào ban đêm vì “họ” có thể “mượn ” để mặc sẽ khiến bạn gặp xui xẻo.
- Không gọi tên bạn bè hay người thân vào giữa đêm khuya vì sẽ khiến ma quỷ ghi nhớ tên người được gọi và có thể sẽ đến ám người đó.
- Không nếm hay ăn đồ trước khi cúng cô hồn.
- Không chơi trốn tìm vào ban đêm vì bạn có thể bị giấu
- Âm khí ở nơi có nước rất nặng vì vậy không nên đi bơi ở ao, hồ, sông.
- Không được hù người khác vì có thể khiến họ giật mình mà hồn vía bay mất, dễ bị ma quỷ xâm nhập.
- Không nên nhổ lông. Nhiều người tin rằng trong lông có dương khí. Vì vậy nên nếu nhổ lông chân thì người đó bị “yếu” dễ gặp phải chuyện xui xẻo trong cuộc sống.
- Nếu có người gọi bạn khi bạn đang đi trên đường một mình thì tuyệt đối không quay lại vì có thể là người âm “trêu”. Nếu quay lại có thể bị “ bắt” về cõi âm.
- Không nhặt tiền rơi trong tháng đặc biệt này. Vì đó có thể là tiền của người ta “ dâng hiến” nhằm mua chuộc quỷ sai. Nếu nhặt tiền đó, người nhặt sẽ phải chịu thay những tai họa thay cho người rải tiền.
- Hạn chế làm những chuyện trọng đại như ký hợp đồng làm ăn, cưới hỏi, xây nhà… Trong trường hợp bất đắc dĩ thì cần phải chọn kỹ ngày.
- Cần cẩn trọng lời nói trong tháng này, đặc biệt là trong giờ “linh” khoảng từ 11 giờ đến 13 giờ hoặc là từ 18 giờ trở trở đi.
- Không nên mua nhà đất, đầu tư hay mua bán với số tiền lớn vì rất dễ bị thua thua lỗ.
- Không cắm đũa ở trên chén cơm, vì đây là nghi thức cúng cho người khuất mặt. Nên họ sẽ tưởng đó là đồ ăn được cúng, từ đó mời gọi họ vào nhà mình ăn chung.
- Không nên chụp hình vào buổi tối vì có thể sẽ ở chung khung hình với “họ”.
Tháng cô hồn có rất nhiều điều phải lưu ý và chú trọng thế đấy. Vì vậy, người Việt luôn tiến hành lễ cúng một cách cẩn thận và trang nghiêm nhất. Với quan niệm luôn luôn khắc ghi là “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Hãy cẩn thận mọi việc trong tháng để tránh xui xẻo, rước họa vào thân.

Địa chỉ đặt đồ cúng cô hồn trọn gói nhanh chóng tại TPHCM
Tự hào là nơi đặt đồ cúng uy tín với hơn 15 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ mâm cúng trọn gói cho hơn 30000 khách hàng. Đồ Cúng Việt Nam đảm bảo luôn mang tới dịch vụ tốt nhất, tận tâm nhất, đồ ăn ngon. Có tính thẩm mỹ cao và hơn hết là vệ sinh an toàn thực phẩm. Để thêm thông tin chi tiết vui lòng truy cập website: https://mamcungtamlinh.vn/. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0939 578 578. Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu của chúng tôi.