Mục Lục
Lễ Cúng Khai Trương Nhà Xưởng Chuẩn Để Kinh Doanh Phát Đạt
Để một nhà xưởng chính thức đi vào hoạt động thì chủ xưởng phải tiến hành rất nhiều công việc khác nhau. Những việc như lắp đặt máy móc, thiết bị, bố trí chỗ dành cho công nhân…đều là việc chủ xưởng có thể thay đổi dần dần trong quá trình hoạt động cho phù hợp. Tuy nhiên có một việc quan trọng mà chủ xưởng chỉ được phép thực hiện một lần duy nhất và không được phép sai sót đó chính là lễ cúng khai trương.

Trước khi nhà xưởng chính thức hoạt động thì chủ xưởng cần phải hoàn thành lễ cúng khai trương. Đây là việc làm mang một ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng trong hệ tư tưởng của người Việt. Bởi từ bao đời nay tâm lý nhờ thần linh để kinh doanh phát đạt luôn được đặt lên hàng đầu.
Đối với người Việt dù làm bất cứ việc gì đều cần phải cúng lễ để cầu xin thần linh, đặc biệt là cúng lễ khai trương thì lại càng chú trọng hơn. Vì đây là sự khởi đầu cho một sự nghiệp mới. Do đó mà rất nhiều chủ xưởng đều quan tâm tới việc làm lễ cúng khai trương nhà xưởng như thế nào để kinh doanh được phát đạt?
- Xem thêm nhiều mâm cúng khai trương khác tại đây: Mâm Cúng Khai Trương

Chuẩn bị lễ cúng khai trương nhà xưởng theo đúng phong tục
Dù mỗi vùng miền có sự khác biệt về việc sắm lễ vật cho lễ cúng khai trương nhưng theo đúng phong tục ông cha ta truyền lại thì chủ xưởng cần chuẩn bị các lễ vật cơ bản sau:
- Hương (nhang) 1 bó.
- Hoa tươi 1 lọ (nên chọn hoa cúc, hoa hồng hoặc hoa đồng tiền).
- Đĩa trái cây với 5 loại quả (nên chọn các loại quả như chuối, đu đủ, dưa hấu, xoài, thanh long, bưởi….)
- Trầu cau 1 đĩa bé.
- Tiền vàng mã đủ bộ
- Xôi (có thể là 1 đĩa to hoặc 3 – 5 đĩa bé, thường mọi người hay chọn xôi gấc)
- Chè (từ 3 – 5 chén chè nhỏ)
- Cháo trắng (có thể đựng trong 1 bát to hoặc 3 – 5 bát nhỏ)
- Nước sạch (3 chén hoặc 1 chai)
- Rượu trắng 1 chai
- Nến đỏ 2 cốc (có thể đổi bằng 2 cặp đèn dầu)
- Bánh kẹo 1 đĩa to (chọn bánh kẹo hiện đại hay truyền thống đều được)
- Gạo 1 đĩa bé
- Muối tinh 1 đĩa bé
- Gà luộc 1 con hoặc có thể thay bằng 1 con lợn sữa quay hay thủ lợn luộc
- Bộ tam sên gồm trứng luộc, cua/tôm luộc và thịt lợn luộc

Ngoài ra, chủ xưởng có thể chuẩn bị thêm một số lễ vật khác như phẩm oản, bánh bao, nước ngọt, thuốc lá, bia, các loại bánh đặc sản của vùng. Với nhà xưởng hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm thì có thể cúng lễ thành phẩm mà xưởng tạo ra để bày tỏ tấm lòng thành.
Đồ lễ tuyệt đối không được bị trầy xước, ôi thiu, hư hỏng vì điều đó sẽ khiến cho lễ cúng mất đi sự trang trọng. Đồng thời điều đó còn làm cho lòng thành của chủ xưởng bị ảnh hưởng. Do đó mà chủ xưởng cần kiểm tra thật kỹ các đồ lễ trước khi dâng lên cúng.
Vì sao chúng ta phải làm lễ cúng khai trương nhà xưởng?
Theo cách hiểu thông thường thì lễ cúng khai trương nhà xưởng cũng gần giống như lễ cúng khai trương quán ăn, công ty, cửa hàng vậy. Tất cả những việc mà chúng ta làm trong lễ cúng khai trương đều nhằm vào 3 mục đích chính sau:
Cúng lễ các vị thần linh
Các vị thần linh là những tiểu thần được Ngọc Hoàng phái xuống nhân gian cai quản các vùng đất. Họ chịu mọi trách nhiệm liên quan đến đất đai của vùng đó nên con người muốn gì đều phải cầu xin các ngài. Nhất là Thổ công và Thần tài – 2 vị thần luôn song hành cùng nhau trên ban thờ và là 2 vị thần được con người yêu mến, kính trọng.
Chúng ta xây dựng nhà xưởng là đã động chạm đến đất đai của vùng đó. Nếu muốn nhà xưởng đi vào hoạt động ổn định, gặp nhiều thuận lợi thì chắc chắn phải báo cáo với các vị thần linh thông qua lễ cúng khai trương để các ngài phù hộ. Đứng trên phương diện tâm linh thì đây là hình thức báo cáo của chủ xưởng với các vị thần linh về sự xuất hiện của mình tại vùng đất của các ngài.
Ngoài việc báo cáo về sự xuất hiện của mình thì qua lễ cúng chủ xưởng còn thể hiện tấm lòng thành kính, cầu xin các vị thần linh hãy phù hộ cho mình có thể làm ăn suôn sẻ, phát tài phát lộc. Đây là điều mà bất cứ chủ xưởng nào cũng hy vọng khi bắt tay vào hoạt động kinh doanh. Vì khi có sự trợ giúp của những yếu tố tâm linh bạn sẽ gặp được nhiều may mắn và hanh thông mọi sự.

- Cúng lễ tổ tiên
Để có được cơ ngơi nhà xưởng như ngày hôm nay chủ xưởng phải biết ơn ông bà tổ tiên trong nhà. Nhờ có họ phù hộ mà chủ xưởng mới có sự nghiệp và dần thăng tiến trên bước đường kinh doanh. Bởi vậy mà lễ cúng khai trương còn thể hiện một ý nghĩa khác đó chính là biểu hiện tấm lòng hiếu thảo của chủ xưởng với tổ tiên.
Những đồ lễ dâng lên cúng là lời cảm ơn chân thành của chủ xưởng dành cho tổ tiên. Đồng thời đây còn là nơi để chủ xưởng gửi gắm lời cầu xin, họ xin tổ tiên tiếp tục phù hộ cho mình sẽ làm ăn tấn tới hơn nữa. Từ cơ ngơi một nhà xưởng sẽ phát triển thành nhiều nhà xưởng.
Đây là một trong những nét văn hóa truyền thống đáng quý và tuyệt đẹp của người Việt. Dù ở bất cứ vùng miền nào thì nét đẹp này vẫn luôn được gìn giữ, duy trì và phát triển bởi các thế hệ con cháu.
- Cúng lễ các vong hồn
Quan niệm vong hồn cư ngụ tại nhiều vùng đất vẫn luôn tồn tại ở nước ta và điều này khiến nhiều người cảm thấy bất an. Có rất nhiều điều liên quan đến việc các vong hồn quấy phá khiến con người không sinh sống, làm ăn được. Bởi thế mà lễ cúng khai trương là dịp quan trọng để chủ xưởng cúng lễ các vong hồn.
Thông qua lễ cúng chủ xưởng sẽ cầu xin các vong hồn đang cư ngụ tại mảnh đất mình làm xưởng không quấy phá, gây rắc rối cho mình khi hoạt động. Điều này giúp chủ xương an tâm hơn khi mọi sự xui xẻo sẽ không đến với mình trong thời gian xưởng đi vào hoạt động.

Lễ cúng khai trương nhà xưởng gồm những bước nào?
Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ cúng khai trương nhà xưởng thì hầu hết mọi người đều biết. Nhưng có một điều mà nhiều người biết khá mơ hồ đó chính là các bước trong quy trình cúng lễ khai trương nhà xưởng. Bởi có thể họ chưa có kinh nghiệm hoặc bởi họ chưa trực tiếp làm các công việc đó. Và để cho lễ cúng khai trương của nhà xưởng đảm bảo hoàn thành theo đúng phong tục truyền thống thì chủ xưởng cần biết những bước thực hiện theo trình tự chuẩn sau:
- Bước 1: xem giờ, ngày
Cúng khai trương là một ngày trọng đại trong sự nghiệp của mỗi người nên rất cần xem giờ, ngày cẩn thận. Bởi theo quan niệm của người Việt bất cứ việc gì nếu làm vào giờ, ngày đẹp thì đều sẽ thuận buồm xuôi gió. Vì thế mà chủ xưởng cần phải nhờ thầy bói, thầy cúng hoặc thầy phong thủy xem giùm giờ, ngày.
Ngoài việc xem giờ, ngày để phù hợp với việc mời khách đến tham dự thì còn phải đáp ứng tiêu chuẩn hợp mệnh và tuổi với chủ xưởng. Điều đó sẽ giúp chủ xưởng có được khởi đầu may mắn, mọi sự được hanh thông.

- Bước 2: chuẩn bị lễ vật
Lễ cúng khai trương đòi hỏi phải chuẩn bị rất nhiều các lễ vật khác nhau. Mỗi món lễ vật đều mang ý nghĩa riêng nên không thể thiếu được món đồ nào. Do đó chủ xưởng cần lên danh sách cẩn thận và đặt mua lễ vật chu đáo để tránh thiếu sót, ảnh hưởng tới việc cúng lễ.
Mỗi vùng miền lại có những điểm khác biệt riêng trong việc chuẩn bị lễ vật cho lễ cúng khai trương. Bởi vậy mà danh sách sắm lễ vật cũng sẽ khác nhau, chủ xưởng cần phải nhập gia tùy tục cho phù hợp phong tục của vùng miền.
Các lễ vật sau khi đã được mua về cần bày biện đẹp mắt, hài hòa trên một chiếc bàn lớn và đặt ngay phía trước cửa nhà xưởng.
- Bước 3: cúng lễ
Chuẩn bị lễ cúng xong, đúng giờ đã xem thì chủ xưởng sẽ bắt đầu thực hiện việc cúng lễ. Đầu tiên chủ xưởng sẽ thắp hương, vái 3 lạy rồi đọc bài văn khấn. Nội dung bài văn khấn cần ghi rõ ràng, chủ xưởng đọc to, dõng dạc.
Hết tuần hương đầu tiên chủ xưởng lại thắp tiếp tuần hương nữa. Phải thắp đủ 3 tuần hương thì mới được xem là hoàn thiện việc cúng lễ. Sau đó chủ tọa sẽ vái 3 lạy xin phép được hạ lộc xuống cho mọi người thụ lộc. Gạo và muối sẽ đem rắc ở phía trước nhà xưởng còn các lễ vật khác chia đều cho mọi người. Vậy là hoàn tất lễ cúng khai trương nhà xưởng.
Bài văn khấn cúng khai trương nhà xưởng

Cần lưu ý điều gì khi làm lễ cúng khai trương nhà xưởng?
Để có được một lễ cúng khai trương nhà xưởng thuận lợi, chỉnh chu thì chủ xưởng phải lưu tâm đến rất nhiều điều. Và dưới đây là những điều cần lưu ý nhất:
- Không được làm lễ cúng ở trong nhà xưởng mà bắt buộc phải làm ở ngoài sân, nói chính xác hơn thì là ở phía trước cửa chính của nhà xưởng. Nếu chẳng may vào ngày làm lễ cúng trời mưa gió thì bắt buộc chủ xưởng phải che chắn để đảm bảo việc cúng lễ diễn ra đúng giờ, an toàn.
- Hướng đặt lễ cúng cần chọn hướng sao cho hợp mệnh với chủ xưởng. Nhưng thông thường là đặt lễ cúng ngay phía chính diện cửa ra vào nhà xưởng.
- Chủ xưởng cần có sự trợ giúp của mọi người trong việc kiểm tra đồ lễ, bày biện, hóa vàng, rắc gạo muối…Tốt nhất nên nhờ những người có kinh nghiệm vì như thế bạn sẽ không phải mất thời gian cầm tay chỉ việc.
Nên đặt dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói vì như thế sẽ giúp chủ xưởng tiết kiệm thời gian, công sức, nhân lực và cả chi phí mà vẫn đảm bảo có được lễ cúng hoàn chỉnh, đẹp mắt, chất lượng.

Nếu bạn muốn biết rõ hơn về lễ cúng khai trương nhà xưởng để có thể làm ăn phát đạt, cũng như đặt trọn gói mâm cúng hoàn hảo thì hãy liên hệ với Đồ Cúng Việt Nam. Đây là đơn vị nổi tiếng chuyên cung cấp mâm cúng, đồ lễ cúng ở nước ta.