Cúng ông công ông táo vào ngày 23 tháng chạp có gì đặc biệt?
Cúng ông công ông táo từ lâu đã trở thành nghi lễ cúng truyền thống, mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam. Cứ vào ngày 23 tháng chạp âm lịch hàng năm, người dân lại tổ chức nghi lễ cúng này. Vậy nghi lễ này có ý nghĩa gì và và chuẩn bị mâm cúng ông công ông táo gồm những gì? Được tổ chức thực hiện như thế nào?
Việt Nam được biết đến là một đất nước có nền văn hóa tâm linh phong phú, với rất nhiều nghi lễ cúng lớn nhỏ diễn ra trong năm, mỗi nghi lễ cúng đều mang một ý nghĩa khác nhau. Nghi lễ cúng ông công ông táo được mọi người gìn giữ từ đời xưa, lưu truyền và phát huy đến ngày nay, diễn ra vào ngày 23 tháng chạp âm lịch mỗi năm. Đây không chỉ là nghi lễ cúng đơn thuần mà còn là một dịp để mọi người phóng sinh ra môi trường để bù đắp cho những sai lầm, tội lỗi của mình trong một năm qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho mọi người những thông tin cơ bản về nghi lễ cúng ông công ông táo truyền thống của người Việt Nam.
Mục Lục
Ý Nghĩa của nghi lễ cúng ông công ông táo truyền thống
Nghi lễ cúng ông công ông táo ở đối với người Việt Nam từ lâu. Đã trở thành một nét đẹp về tín ngưỡng văn hóa dân gian của dân tộc. Đây là một phong tục tập quán được thế hệ cha ông truyền lại. Được gìn giữ và phát huy từ đời này qua đời khác. Ông công ông táo còn được mọi người gọi với tên gọi khác là Táo quân hay Thổ Công. Người Việt quan niệm đất có thổ công, sông có hà bá. Ông công ông táo là những vị thần tượng trưng, cai quản đất đai, nhà cửa và bếp nục nơi gia đình gia chủ đang ở. Theo mọi người quan niệm, đây là các vị thần cai quản mọi công việc trong gia đình của gia chủ. Là những vị thần quyết định tới sự giàu sang, phúc họa. Đến những điều may rủi của gia đình gia chủ. Đặc biệt ông táo còn là vị thần có thể ngăn cản được việc ma quỷ xâm nhập vào nhà của gia chủ. Giữ bình yên cho mọi thành viên trong gia đình. Do đó, trong nhận thức của mỗi người, ông công ông táo có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Chính vì thế, người dân thờ cúng ông công ông táo quanh năm và tổ chức nghi lễ cúng đặc biệt vào ngày 23 tháng chạp hàng năm là một cách để thể hiện tấm lòng biết ơn, tạ ơn tới các vị thần có công cai quản bếp núc, đất đai, nhà cửa. Đồng thời, thông qua nghi lễ cúng này để mọi người bày tỏ mong muốn, cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với các thành viên gia đình của mình. Vào ngày này, mọi người quan niệm ông táo sẽ hoàn thành công việc, tổng kết và cưỡi cá chép về trời để bẩm báo về kết quả trong một năm qua lên Ngọc Hoàng.
Do đó, nghi lễ cúng ông công ông táo hàng năm không thể thiếu sự có mặt của cá chép. Mỗi gia đình thường chuẩn bị một ít cá chép vàng, bỏ vào tô nhỏ sau đó dâng lên bàn thờ để cúng, sau khi hương tàn, kết thúc nghi lễ cúng thì gia chủ sẽ đem phóng sinh cá chép ở các ao hồ, sông … Điều này tượng trưng cho việc cá chép sẽ đưa công ông táo về trời, ngoài ra còn thể hiện sự thăng hoa, sự kiên trì cũng như đức tính chịu khó của con người để thành công.
Cúng ông công ông táo là nét văn hóa truyền thống của người Việt, mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Đây là nghi lễ cũng được xem là rất quan trọng không thể không tổ chức thực hiện của dân tộc ta. Tất cả mọi công việc thuận lợi hay khó khăn trong năm cũ. Sẽ được gạt bỏ và cùng cầu mong cho một năm mới bình an và gặp nhiều may mắn.
Nghi lễ cúng ông công ông táo ở Việt Nam
Từ xa xưa đến nay nói đến ông công ông táo là mị người sẽ liên tưởng nga. Đến các vị thần chuyên bảo vệ và cai quản đất đai, nhà cửa và bếp núc cho gia đình mình. Do đó, cứ hàng năm vào ngày 22 – 23 tháng Chạp âm lịch. Ông táo sẽ cưới cá chép về trời để bẩm báo về tỉnh hình dưới hạ giới trong 1 năm qua với Ngọc Hoàng. Vì vậy, nghi lễ cúng ông công ông táo hàng năm không thể tổ chức sơ sài và đơn giản được. Nếu mọi người còn băn khoăn và chưa biết cách chuẩn bị như thế nào. Cho nghi lễ cúng ông công ông táo cho đúng với truyền thống văn hóa. Thì có thể tham khảo những thông tin về lễ vật mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Chuẩn bị bộ đồ ông công ông táo cùng với tiền vàng
Bộ đồ lễ và tiền vàng được xem là những lễ vật đầu tiên cần chuẩn bị và không thể thiếu khi cúng ông công ông táo. Chuẩn bị đồ lễ phải chuẩn bị đủ gồm đồ của 3 ông cùng với 1 bà do đó một bộ đồ lễ đầy đủ cần chuẩn bị là 3 chiếc mũ, 3 bộ quần áo, 3 đôi giày, cùng với 3 con cá chép. Tất cả các đồ lễ này đều được làm bằng chất liệu giấy, trong đó, 2 chiếc mũ của ông công ông táo phải có cánh chuồn ở phía trên, còn 1 mũ của bà thì không cần có cánh chuồn. Đối với màu sắc của các bộ đồ chuẩn bị cho ông công ông táo thì mọi người nên lưu ý không nên chọn đồ có màu sắc giống nhau và nên thay đổi màu sắc qua hằng năm theo luật ngũ hành. Ví dụ như năm hành kim thì gia chủ chuẩn bị đồ áo màu vàng còn nếu là hành mộc thì chọn màu trắng, đối với hành thủy thì chọn màu xanh và hành hỏa thì chọn màu đỏ,….
Kèm theo các bộ đồ chuẩn bị cho ông công ông táo thì không thể thiếu đi sự có mặt của tiền vàng. Thông thường, nếu chuẩn bị 3 bộ đồ lễ thì cũng đi kèm với đó là 3 cọc tiền vàng.
Chuẩn bị cá chép sống để cúng và phóng sinh
Theo quan niệm của ông cha ta truyền lại, nghi lễ cúng ông công ông táo hàng năm không thể thiếu sự có mặt của cá chép. Bởi theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để cho các vị thần cưỡi lên và đi về chầu trời. Tùy vào điều kiện và quan niệm của mỗi gia đình mà có sự chuẩn bị khác nha. Có thể chuẩn bị 3 con cá chép sống hoặc cũng có thể là cá chép giấy tượng trưng.
Mỗi vùng miền có văn hóa và phong tục khác nhau, do đó sẽ có những cách cúng khác nhau. Thông thường người miền Bắc sẽ sử dụng cá chép sống để cúng sau đó đem thả phóng sinh. Với ý nghĩa “cá vượt Vũ môn” hoặc là “cá chép hóa rồng”. Còn đối với người Nam Bộ thông thường sẽ dùng cá chép giấy để cúng và sau đó là hóa.
Chuẩn bị mâm cỗ cúng ông công ông táo
Ngoài đồ áo cùng với tiền vàng, cá chép thì nghi lễ cúng ông công ông táo. Mọi người cũng cần chuẩn bị thêm một mâm cỗ mặn. Mâm cỗ không cần phải quá cầu kỳ, chỉ cần đầy đủ lễ vật có ý nghĩa. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình cũng như tùy vào tâm của mỗi người. Mâm cỗ cúng ông táo phải được chuẩn bị đầy đủ, chỉn chu và sạch sẽ gọn gàng. Cụ thể với một số lễ vật bao gồm:
- Gạo trắng 1 đĩa
- Muối trắng 1 đĩa
- Thịt lợn luộc hoặc gà trống luộc miệng ngậm 1 bông hoa hồng
- 1 Bát canh rau củ hoặc canh măng và xương
- 1 Đĩa rau củ xào thập cẩm
- 1 đĩa giò lụa hoặc giò thủ
- Xôi gấc, xôi đậu xanh hoặc có thể dùng bánh chưng xanh
- Chè đậu xanh
- 1 đĩa ngũ quả
- 1 ấm trà sen
- Rượu nếp 1 chai
- Nước suối 1 chai
- 1 quả bưởi da xanh
- 1 đĩa cau trầu têm sẵn
- 1 lọ hoa cúc
Mỗi lễ vật đều chuẩn bị mỗi loại 1 đĩa nhưng đối với rượu nếp và nước lọc thì cần phải chuẩn bị mỗi thứ 3 chén nhỏ.
Tuy nhiên, tùy vào văn hóa, phong tục của từng vùng miền. Cũng như điều kiện về kinh tế của mỗi gia đình để có cách chuẩn bị về số lượng. Nhưng về cơ bản thì một số lễ vật không thể thiếu là mũ, đồ áo của ông công ông táo, cá chép. Cùng với tiền vàng, hoa quả tươi và một mâm cúng ông công ông táo đơn giản.
Bài văn khấn, bài cúng ông công ông táo đầy đủ chi tiết nhất

Một số lưu ý trong cúng ông công ông táo
Chọn địa điểm tổ chức nghi lễ cúng ông công ông táo
Địa điểm cúng ông công ông táo không đồng nhất mà mỗi gia đình sẽ có một địa điểm cúng khác nhau. Đối với các gia đình đã có sẵn bàn thờ táo quân được đặt ở vị trí gần bếp. Thì tổ chức cúng tại vị trí đó. Còn đối với trường hợp gia đình không có bàn thờ riêng cho ông công ông táo. Thì thắng hương trực tiếp lên bàn thờ thần linh hoặc bàn thờ của gia tiên. Lưu ý, là không nên cúng ông công ông táo ở bếp.
Chọn thời gian hợp lý để cúng ông công ông táo
Nghi lễ cúng ông công ông táo ở Việt Nam thường được bắt đầu vào thời gian buổi trưa. Hoặc vào thời điểm tối ngày 22 hoặc cúng trước 12 giờ trưa của ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Một điều tuyệt đối không nên. Đó là không được cúng ông công ông táo sau thời gian 12 giờ trưa. Sở dĩ như vậy là vì quan niệm nếu cúng muộn như vậy thì ông công ông táo về chầu trời sẽ bị Ngọc Hoàng trách móc và phạt. Sẽ làm ảnh hưởng đến năm mới, gặp nhiều điều xui xẻo, không hanh thông.
Sau khi cúng xong thì đem đồ áo, hương vàng và xá giấy ra hóa. Và đem cá sống đi thả để ông công ông táo về trời trước 12 giờ trưa.
Khi thả cá sống tại các ao hồ, sông… thì mọi người nên lưu ý nên bắt cả thả vào chậu nhỏ và từ từ thả cá xuống nước. Tránh trường hợp thả cá cả còn nằm nguyên cả túi nilon hoặc thả cá từ vị trí trên cao xuống. Điều đó vừa làm ô nhiễm môi trường nơi cá sống. Vừa làm cho cá có thể bị chết trước khi về chầu. Ảnh hưởng tới vận mệnh của năm tiếp theo.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách cúng ông công ông táo mà mọi người có thể tham khảo. Đối với những gia đình không có điều kiện để chuẩn bị cho nghi lễ cúng này. Thì có thể sử dụng dịch vụ cung cấp mâm cúng của đơn vị Đồ Cúng Việt Nam.