Cúng Ông Công Ông Táo vào ngày nào?
Cúng ông Công Ông Táo từ xưa đã trở thành nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Theo quan niệm của ông cha thì vào ngày này Ông Công Ông Táo sẽ cưỡi cá chép về chầu trời. Báo cáo công việc trong 1 năm qua. Vậy nên cúng Ông Công Ông Táo vào ngày nào đúng và đẹp nhất? Mâm cúng ông công ông táo gồm những gì?
Việt Nam được biết đến là một đất nước có nền văn hóa tâm linh vô cùng đa dạng và phong phú. Với rất nhiều nghi lễ cúng lớn nhỏ trong năm diễn ra trên mọi vùng miền. Cúng Ông Công Ông Táo là một trong những nghi lễ đó. Với quan niệm ông công ông táo sẽ về báo cáo với Ngọc Hoàng về công việc ở dưới hạ giới trong 1 năm qua. Thông thường vào 23 tháng chạp âm lịch, thì mỗi người, mỗi nhà lại chuẩn bị một mâm cúng nhỏ. Với một số lễ vật cơ bản và cá chép để tiễn ông Táo về trời. Đây là nghi lễ cúng quan trọng do đó mọi người rất chú tâm. Tuy nhiên mọi người vẫn còn những băn khoăn trong ngày lễ này. Đặc biệt là nên tổ chức nghi lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày nào cho phù hợp? Do đó, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin cơ bản về nghi lễ cúng này cho mọi người có thể tham khảo.
Mục Lục
- 1 Cúng Ông Công Ông Táo vào ngày nào?
- 2 Nghi lễ cúng ông Công ông Táo có ý nghĩa gì?
- 3 Nên cúng ông Công ông Táo vào ngày nào để phù hợp với truyền thống văn hóa?
- 4 Bài cúng ông công ông táo đầy đủ và chi tiết nhất
- 5 Hướng dẫn tổ chức thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo
- 6 Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo theo từng vùng miền
Nghi lễ cúng ông Công ông Táo có ý nghĩa gì?
Theo phong tục truyền thống từ xa xưa đến nay của người Việt Nam thì vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm được gọi là Tết ông Công ông Táo. Theo quan niệm thì ông CÔng, ông Táo chính là những vị thần chuyên cai quản đất đai, nhà cửa, bếp núc của gia đình, vào dịp cuối năm, các vị thần này sẽ về trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng về những điều diễn ra trong 1 năm. Dựa trên kết quả báo cáo, Ngọc Hoàng sẽ khen thưởng hoặc trách phạt gia đình gia chủ. Do đó, nghi lễ cúng ngày 23 tháng Chạp âm lịch được diễn ra trước khi Táo Quân trở về thiên đình, nghi thức cúng ông Công ông Táo sẽ giúp gia đình gia chủ được ban tài lộc cũng như bình an cho các thành viên trong gia đình.
Nên cúng ông Công ông Táo vào ngày nào để phù hợp với truyền thống văn hóa?
Là một nghi lễ cúng quan trọng, do đó nhiều gia chủ đã tìm hiểu về nguồn gốc cúng như ý nghĩa của nghi lễ cúng này. Đặc biệt, nhiều gia đình quan tâm đến ngày giờ để tổ chức nghi lễ cúng như thế nào là chính xác và phù hợp. Theo truyền thống của dân tộc thì vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm. Chính là thời gian mà ông Công ông Táo sẽ bắt đầu cưỡi cá chép để bay về trời. Do đó, thời điểm chính xác và phù hợp nhất để gia đình làm nghi lễ cúng tiễn đưa các vị thần này là tối 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp âm lịch
Lưu ý một điều quan trọng là dù mọi người có bận rộn như thế nào thì nghi lễ cúng ông công ông táo vẫn phải tổ chức thực hiện trước thời điểm 12 giờ ngày 23 tháng chạp âm lịch . Sở dĩ không nên cúng vào sau 12 giờ vì theo quan niệm của cha ông ta thì qua thời điểm đó các vị thần sẽ về chầu trời muộn, do đó sẽ bị Ngọc Hoàng khiển trách và xử phạt. Ngay khi làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời thì gia đình gia chủ sẽ tiến hành dọn dẹp bàn thờ, nhà cửa để trả lại không gian cúng trang nghiêm nhất để mời các vị trở về vào ngày 30 Tết.
Bài cúng ông công ông táo đầy đủ và chi tiết nhất

Hướng dẫn tổ chức thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo
Theo truyền thống văn hóa từ xa xưa đến nay của người Việt Nam thì vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Mọi gia đình tổ chức nghi lễ cúng để tiền ông Công ông Táo về chầu Ngọc Hoàng. Thông quan nghi lễ cúng đó để các gia đình thể hiện mong muốn của bản thân. Cầu mong mọi điều bình gia an và may mắn, hạnh phúc sẽ đến bên gia đình suốt năm qua cũng như năm tới.
Theo phong tục của người Việt thì lễ vật cần chuẩn bị để cúng ông Công ông Táo cơ bản vẫn giống các nghi lễ cúng khác. Tuy nhiên, nghi lễ cúng này bắt buộc phải có sự xuất hiện của cá chép. Đây là biểu tượng cho phương tiện sẽ đưa các vị thần về trời. Các lễ vật cúng ông công ông táo sẽ không đồng nhất giữa các vùng miền. Mà tùy thuộc vào văn hóa, phong tục truyền thống của từng địa phương. Điều kiện của từng gia đình. Nhưng trong mâm cúng ông Công ông Táo thì cơ bản. Mọi người cần chuẩn bị những lễ vật như mâm ngũ quả, hoa tươi, tiền giấy, vàng mã, đèn nến, hương, bộ mũ áo. Cho các vị thần và cá chép…
Mọi người cần lưu ý một số điều trong khi chuẩn bị các lễ vật trên mâm cúng ông công ông táo như sau:
- Mũ áo chuẩn bị cho ông Công ông Táo gồm hai mũ đàn ông và 1 mũ của đàn bà. Kèm theo mũ là một chiếc áo cùng một đôi giày bằng giấy.
- Màu sắc mũ cùng với áo nên chọn để thay đổi theo quan niệm về ngũ hành. Những đồ lễ này đều được làm bằng chất liệu giấy và sẽ được đem hóa sau khi hoàn tất lễ nghi lễ cúng ông Táo hàng năm.
- Cá chép: Cá chép là biểu tượng cho phương tiện để đưa ông Công ông Táo về bẩm báo công việc với Ngọc Hoàng. Do đó trong mâm cỗ cúng không thể thiếu được sự có mặt của cá chép. Thông thường, cá chép sống để cúng trong ngày lễ này. Phổ biến đối với người miền Bắc hơn còn đối với người miền Nam. Thường sử dụng cá chép trong bộ đồ lễ bằng giấy.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo theo từng vùng miền
Thông thường trong mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng chạp âm lịch hàng năm. Sẽ gồm một số lễ vật chẳng hạn như mũ, quần áo, hoa tươi, hương đèn nến, mâm ngũ quả, cá chép…Tuy nhiên, các lễ vật này không giống nhau. Mà tùy vào từng vùng miền cũng như tùy vào hoàn cảnh của gia đình để có sự chuẩn bị khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý của chúng tôi về 3 mâm cúng theo 3 vùng miền:
Mâm cúng ở Miền Bắc
Thông thường cúng ông công ông táo ở miền Bắc sẽ được người dân tổ chức sớm hơn. So với các vùng miền khác ở trên cả nước. Các gia đình ở miền Bắc thường tổ chức nghi lễ cúng này vào ngày 20. Và kéo dài muộn nhất đến trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch.
Trong mâm cỗ cúng của người miền bắc sẽ bao gồm vàng mã (áo, mũ, tiền vàng…), cá chép, gà luộc, xôi chè, hoa tươi cùng với mâm ngũ quả và một số lễ vật khác. Bàn thờ để tổ chức nghi lễ cúng ông Công ông Táo. Sẽ được đặt cao hơn só với bàn thờ của tổ tiên. Khi gia chủ đã thực hiện xong nghi lễ cúng thì họ sẽ đốt vàng mã. Sau đó thả cá chép phóng sinh xuống ao hồ hay sông rạch…
Mâm cúng của người Miền Trung
Đối với người dân miền Trung, nghi lễ cúng ông táo sẽ được tổ chức thực hiện vào đúng ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh sẽ thực hiện nghi lễ cúng. Cũng như lễ vật cơ bản giống với người miền Bắc. Còn đối với người dân của các tỉnh từ Quảng Bình trở vào các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ sẽ có nghi lễ cúng riêng. Phần lễ vật của các tỉnh này khá đơn giản với đồ vàng mã, hoa tươi và ngũ quả… đặc biệt, họ ít sử dụng cá chép như người miền Bắc.
Mâm cúng của người Miền Nam
Khác với nghi lễ cúng của người miền Bắc và miền Trung thì người miền Nam. Sẽ có thêm đĩa đậu phộng và đĩa vừng đen trên mâm cỗ cúng. Họ không sử dụng cá chép sống để cúng và phóng sinh mà sẽ sử dụng cá chép trong bộ đồ lễ vàng mã. Thông thường, nghi lễ cúng ông Táo của người miền Nam. Sẽ được thực hiện vào thời điểm từ khoảng 20h đến 23h đêm ngày 22 tháng chạp âm lịch.
Gợi ý một số lễ vật cần có trong mâm cúng ông Công ông Táo
Gà luộc
Gà luộc là một món lễ vật vô cùng phổ biến và có mặt trên hầu hết các mâm cỗ cúng mặn của người Việt Nam. Đối với cúng ông công ông táo thì đây là món ăn không thể nào thiếu được. Nó rất dễ dàng để chuẩn bị.
Xôi
Xôi là món ăn, vừa là món lễ vật quen thuộc, không thể thiếu trong các mâm cúng truyền thống. Tùy vào từng vùng miền chọn những loại xôi khác nhau, có thể là xôi nếp, xôi đậu xanh, xôi gấc hoặc xôi dừa…
Chả trứng
Đó không chỉ là một món ăn giàu dinh dưỡng được đông đảo các gia đình chuẩn bị trên mâm cơm. Mà đây còn là một lễ vật cúng được nhiều gia đình chuẩn bị trên các mâm cúng. Ngoài trứng thì mị người có thể kết hợp cùng với một số nguyên liệu đơn giản khác. Như thịt heo băm, nấm mèo, hoặc bún sợi…Những nguyên liệu này khi kết hợp sẽ mang lại cho món ăn hấp dẫn, nhiều dinh dưỡng. Cũng như bắt mắt hơn trên mâm cỗ cúng ông Công ông Táo.
Canh măng
Canh măng phổ biến với người miền Bắc trên mâm cơm hàng ngày. Và cả mâm cúng ngày ông công ông táo. Đây là món ăn được nấu kết hợp cùng với xương hoặc thịt để tạo nên hương vị ngọt thanh. Đậm đà và đặc biệt món ăn này dễ dàng thực hiện.
Nem rán
Nem rán hay còn được gọi là ram, là món ăn rất đỗi quen thuộc. Đối với mọi gia đình trong các mâm cỗ cúng truyền thống của người Việt Nam. Món ăn này rất dễ để thực hiện khi kết hợp giữa thịt heo, nấm mèo, trứng gà, và bún sợi cùng một số gia vị khác. Sau khi được gói xong thì đem chiên vàng vàng. Là mọi người đã có một món lễ vật hấp dẫn cho nghi lễ cúng.
Tùy vào từng vùng miền cũng như điều kiện của từng gia đình. Mà có thể chuẩn bị thêm một số món ăn khác hoặc thay thế bằng các món khác. Tuy nhiên điều quan trọng nhất trong các nghi lễ cúng. Vẫn là tấm lòng thành tâm thành kính của người thực hiện.
Nếu không có điều kiện để tự tay chuẩn bị cho nghi lễ cúng ông công ông táo. Thì mọi người có thể sử dụng dịch vụ cung cấp mâm cúng của đơn vị Đồ Cúng Việt Nam. Vừa an toàn về chất lượng vừa hợp lý về giá cả.