Hiển thị tất cả 5 kết quả

Mâm cúng ông táo gồm những gì? Nên chuẩn bị đồ cúng như thế nào?

Bạn có biết mâm cúng ông táo gồm những gì? Chuẩn bị đồ cúng ông táo như thế nào? Hãy đọc bài viết để có được câu trả lời.

Ngày 23 tháng Chạp âm lịch là ngày ông Công, ông Táo lên chầu trời. Mọi người chuẩn bị mâm cúng ông táo để đưa tiễn ông về trời. Đây là một trong những tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của người Việt. Vậy mâm cúng ông táo gồm những gì? Những thứ cơ bản cần chuẩn bị ra sao?

Nguồn gốc của tục lệ cúng ông Táo

Chắc hẳn những ai là người Việt Nam sẽ biết đến ngày cúng ông Táo. Nhằm ngày 23 tháng Chạp của năm âm lịch. Người Việt quan niệm rằng 3 vị thần Táo là người cai quản nhà cửa, bếp núc. Nguồn gốc của Táo Quân là từ 3 vị thần: Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ. Gắn liền với sự tích dân gian 2 ông 1 bà.

Cúng ông Táo là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam

Theo đó mỗi vị thần đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau. Ngọc Hoàng sai họ xuống nhân gian để cai quản các gia đình. Thần thổ địa có trách nhiệm cai quản việc đất đai. Thổ công lo quán xuyến việc bếp núc, nhà cửa. Thổ kỳ trông coi việc buôn bán, đồ ăn đồ uống trong nhà.

Cuối năm âm lịch vào ngày 23 tháng chạp các Táo sẽ cưỡi cá chép về chầu Trời. Báo cáo với Ngọc Hoàng tất cả những việc xảy ra trong 1 năm qua. Dân gian quan niệm đây là ngày trọng đại, Táo Quân sẽ ảnh hưởng đến năm tiếp theo của gia đình.

Mâm cúng ông Táo được các gia đình chuẩn bị một cách thịnh soạn. Điều này mang ý nghĩa gửi gắm tới các Táo mong muốn năm mới may mắn và suôn sẻ. Vậy chuẩn bị mâm cúng ông Táo như thế nào?

Việc chuẩn bị mâm cúng ông Táo ở mỗi vùng miền không giống nhau

Mâm cúng ông Táo gồm những gì?

Mỗi gia đình ở vùng miền khác nhau sẽ có cách chuẩn bị riêng. Tuy nhiên trên mâm lễ cúng ông Công, ông Táo không nên thiết những thứ cơ bản. Tùy theo quan niệm và điều kiện kinh tế để chuẩn bị. Có thể không quá tốn kém, cầu kỳ nhưng nhất định phải gửi gắm lòng thành của mình vào đó.

Bộ ông Công ông Táo

Các vị Táo Quân là người cai quản việc bếp núc và mọi chuyện trong nhà. Trong lễ tiễn ông Táo về chầu trời không thể thiếu bộ ông Công ông Táo. Lễ vật gồm 3 chiếc mũ, 2 chiếc của đàn ông và 1 chiếc của đàn bà. Cần chú ý lựa chọn mua Táo Quân cho đúng.

Mũ của ông Táo có 2 cánh chuồn chuồn. Mũ bà Táo không có cánh chuồn chuồn. Chúng được trang trí với những gương nhỏ hình tròn lấp lánh kèm dây kim tuyến nhiều màu sắc. Một số nơi chỉ tượng trưng họ sẽ chọn 1 chiếc mũ ông Công có 2 cánh kèm 1 chiếc áo và đôi hài bằng giấy. Cúng lễ xong sẽ đem đi đốt.

Yêu cầu phải có bộ đồ lễ, tiền vàng, lễ chay và lễ mặn

Lễ vật cần thiết

Hãy chuẩn bị thêm tiền vàng mã, cau trầu, lọ hoa cúc, rượu, trà, hương, nến,… Tất cả những thứ cần thiết đi kèm bộ đồ vàng mã của Táo Quân.

Mâm cơm cúng ông Táo

Phong tục từ xa xưa của người Việt được lưu truyền cho đến hiện tại. Tuy rằng cách chuẩn bị có nhiều thay đổi nhưng trên mâm cúng phải có những thứ cơ bản. Mâm cúng ông táo gồm những gì? Rất nhiều người muốn tìm hiểu vấn đề này để chuẩn bị mọi thứ được chu toàn.

Tùy từng gia đình việc chuẩn bị lễ chay và lễ mặn trên mâm cỗ cúng sẽ khác nhau. Mâm cúng phải gồm những thứ cơ bản như:

  • Gà luộc (chọn gà trống có mồng đẹp)
  • Thịt lợn luộc
  • Xôi gấc được tạo hình cá chép
  • Rau xào, hành muối
  • Canh mọc,
  • Cá chép nướng
  • Rượu, trà, cau trầu
  • Trái cây

Mâm lễ ở mỗi vùng miền không giống nhau. Ngày nay mọi người chuẩn bị không bắt buộc phải đầy đủ như mâm lễ truyền thống. Mọi thứ phải được chuẩn bị đầy đủ và tươm tất

Một số thứ khác

Để mâm cúng thêm đầy đủ và đẹp mắt người nội trợ có thể thêm một số thứ. Bánh chưng, thịt kho, giò xào, canh măng,… Nếu bận rộn không có nhiều thời gian có thể mua các món có sẵn. Hoặc có thể nhận đặt mâm cúng để mọi thứ được hoàn hảo.

Mâm cúng ông Táo được đặt trong bếp, 1 mâm trên bàn thờ. Chuẩn bị xong sẽ tiến hành các bước theo nghi lễ. Tục lệ này vẫn được duy trì cho đến bây giờ. Có thể nói cúng ông Táo là nét văn hóa truyền thống của người Việt.

Thời gian cúng ông Táo

Sau khi chuẩn bị mọi thứ tươm tất hãy bắt đầu lễ cúng. Việc tìm hiểu thời gian cúng như thế nào rất quan trọng. Các chuyên gia phong thủy nói rằng lễ cúng phải được thực hiện trước khi ông Táo lên chầu trời. Điều này có nghĩa mọi việc phải được hoàn tất trước 12h ngày 23/12 âm lịch.

Theo đó việc chuẩn bị đồ lễ, bày biện, thắp hương cũng như đọc văn khấn phải được làm trước 12 giờ. Hương tàn xong tiến hành hóa vàng, thả cá chép xuống ao, hồ,… với ý nghĩa chở ông Táo lên chầu trời. Đây là lưu ý đặc biệt quan trọng mà gia chủ cần nhớ về thời gian tổ chức lễ cúng ông Táo. Nên hoàn thành lễ cúng ông Táo trước 12 ngày 23 tháng Chạp

Đặt ngay mâm cúng ông táo, đồ cúng ông công ông táo chuẩn 3 miền 

Bài văn khấn trong lễ cúng ông Táo

Bên cạnh việc tìm hiểu mâm cúng ông Táo gồm những gì thì văn khấn cũng quan trọng không kém. Nếu chưa có kinh nghiệm nên tham khảo các cuốn sách từ nhà xuất bản uy tín. Cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam có phần văn khấn ông Công, ông Táo cổ truyền.

Gia chủ cần tìm hiểu kỹ nội dung về bài văn khấn trong lễ cúng. Bên cạnh đó, trong sách còn đề cập đến văn khấn ông Công ông Táo của từng vùng miền. Hãy dựa vào đó để chọn bài văn khấn phù hợp để đọc trong buổi lễ.

Mẫu bài cúng ông công, ông táo ngày 23 tháng chạp, bài văn khấn ông táo đầy đủ.

Cách cúng lễ ông Công ông Táo theo từng vùng miền

Tùy từng vùng miền mà lễ cúng ông Táo có đặc điểm riêng. Việc tìm hiểu kỹ vấn đề này sẽ giúp mọi người tiến hành lễ cúng phù hợp.

Tục lễ cúng ông Táo ở mỗi vùng miền có những đặc điểm riêng

Với người miền Bắc

Việc cúng ông Táo thường được tiến hành khá sớm. Từ ngày 20 đến ngày 23 tháng Chạp. Lý do họ tổ chức như vậy vì người miền Bắc quan niệm rằng phải có thời gian để ông Táo hưởng thụ lễ vật. Nếu cúng ngày 23 tháng Chạp khá cập rập.

Người miền Bắc sẽ chuẩn bị 3 con cá chép sống. Sau khi cúng sẽ thả chúng đi hoặc dùng cá chép giấy để đốt sau khi cúng. Trên mâm cúng được chuẩn bị khá cầu kỳ và cùng ngày đó có thể tiến hành dọn dẹp bàn thờ, nhà cửa.

Với người miền Trung

Đây là vùng miền tổ chức lễ cúng ông Táo cầu kỳ nhất. Đầu tiên các gia đình sẽ lau dọn bàn thờ, thay cát ở lưu hương. Khấn vái xong gia chủ sẽ tiến ông Táo đến gốc cây cổ thụ hay tới am miếu. Sau đó rước về để bắt đầu năm mới.

Mâm cúng của người miền Trung tương tự miền Bắc. Tuy nhiên một số vùng ở miền Bắc sẽ dựng cây nêu vào ngày này.

Với người miền Nam

Nếu tìm hiểu bạn sẽ thấy miền Nam có sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền. Cúng ông Táo ở miền Nam có đôi nét giống người miền Bắc. Trên mâm cúng có chuẩn bị thêm đậu phộng, kèo vừng cùng bộ cò bay ngựa chạy.

Đây là hình cò và ngựa bằng giấy đơn giản. Các gia đình có thể nấu xôi, chè hay đơn giản chỉ chuẩn bị mâm hoa quả để bày lên. Khác với 2 vùng trên, người miền Nam thường cúng ông Táo buổi tối. Phong tục ở vùng này đơn giản nhất trong 3 miền.

Họ không có tục bốc bát hương mới hay thả cá chép. Chỉ đơn giản làm mâm cúng ở đang lên. Có thể thấy rằng mỗi nơi sẽ có quan niệm khác nhau về cúng ông Táo.
Để biết mâm cúng ông Táo gồm những gì hãy tìm hiểu. Có thể hỏi những người có kinh nghiệm như ông bà, cô bác. Đọc sách các phong tục Việt Nam để tiến hành lễ cúng ông Táo được trọn vẹn.

Tìm hiểu những điều tối kỵ khi cúng ông Táo rất quan trọng không nên bỏ qua

Những điều cần tránh khi cúng ông Táo

  • Để mọi việc hanh thông gia chủ cần biết một số điều kiêng kỵ trong lễ cúng ông Táo.
  • Người đọc văn khấn phải tắm rửa sạch sẽ và ăn mặc chỉnh tề. Mọi thứ phải gọn gàng, lịch sự, điều này thể hiện sự tôn kính với các quan thần.
  • Đọc văn khấn cần to, rành mạch, rõ ràng với thái độ nghiêm túc. Tuyệt đối không đọc văn khấn kiểu cợt nhả, trêu đùa.
  • Cúng ông Táo đừng cầu xin tài lộc hay may mắn. Hãy xin các Táo Quân báo cáo những điều tốt đẹp với Ngọc Hoàng.
  • Đồ lễ phải được chuẩn bị tươm tất, thịnh soạn, thể hiện lòng thành của gia chủ
    Cúng lễ trong thời gian quy định.
  • Thả cá chép ở những nơi sạch sẽ có nước trong như ao hồ lớn hay sông suối. Tránh thả cá chép ở cống rãnh hay vứt bừa bãi. Nhớ dọn dẹp sau khi thả cá để đảm bảo vệ sinh môi trường.
  • Đợi hương tàn mới tiến hành hóa tiền vàng, bộ đồ của ông Táo.

Trên đây là những điều quan trọng cần biết về lễ cúng ông Táo. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm cúng lễ hãy tham khảo tài liệu. Đọc sách về văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Lễ cúng ông Táo hay các tục lệ khác hãy tìm hiểu để áp dụng khi cần thiết.

Để biết mâm cúng ông Táo gồm những gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Đồ Cúng Việt Nam chuyên cung cấp các loại đồ cúng theo yêu cầu của quý khách. Với tiêu chí nhanh chóng, tiết kiệm, dịch vụ tại đây làm hài lòng rất nhiều khách hàng.

Có thể liên hệ với nhà cung cấp đồ cúng để đặt mua đồ lễ được đầy đủ

Không chỉ mâm cúng ông Táo chúng tôi còn có rất nhiều dịch vụ khác. Nhận làm mâm cúng đầy tháng, thôi nôi, động thổ, khai trương, nhập trạch,… Đến đây khách hàng sẽ có cơ hội lựa chọn dịch vụ phù hợp.

Bạn sẽ không phải lo lắng về bất cứ điều gì. Dịch vụ tốt cùng giá cả phải chăng, phục vụ tận tình hứa hẹn sẽ làm hài lòng tất cả mọi người khi đến với chúng tôi. Liên hệ ngay nếu có nhu cầu đặt làm đồ lễ cúng.

07.7878.3838
Don`t copy text!