Nhà trong văn hóa của người Phương Đông chính là tổ ấm, là chốn quê hương thu nhỏ mà ai dù đi đến đâu, dù làm việc gì cũng đều muốn quay về. Chính vì vậy mà những ngày quan trọng liên quan đến nhà như động thổ, nhập trạch, cất nóc, đổ mái,… đều phải được xem xét, cân nhắc một cách kỹ lưỡng, phù hợp nhất với tuổi mệnh của gia chủ. Lễ nhập trạch (lễ lên nhà mới) cũng như vậy. Không những thế việc chuẩn bị các lễ vật cúng nhà mới hay việc mâm cúng về nhà mới đặt ở đâu cũng khiến cho nhiều người thắc mắc và lúng túng. Hãy cùng Đồ Cúng Việt Nam tìm hiểu tất cả các thông tin liên quan đến lễ nhập trạch trong bài viết hôm nay nhé.

Gia chủ nên đặt mâm cúng về nhà mới ở đâu là thích hợp nhất?
Vào nhà mới, bắt đầu sinh sống ở một mảnh đất nào đó. Cần phải chuẩn bị tươm tất mâm cúng về nhà mới để khai báo với vị thần thổ địa của mảnh đất đó.
Lễ cúng nhà mới hay còn được gọi với cái tên phổ biến là lễ nhập trạch. Như các bạn đã biết, từ “Nhập” trong tiếng Hán có nghĩa là vào còn từ “trạch” trong tiếng Hán có nghĩa là nhà. Vì vậy lễ nhập trạch còn có cái tên gọi khác là lễ dọn vào nhà mới. Nhà mới ở đây bao gồm cả nhà mới xây, hoặc nhà mới mua đối với gia chủ. Nghi thức cúng nhập trạch từ lâu đã trở thành một nghi lễ không thể thiếu trong không gian văn hóa của người dân Việt Nam được lưu truyền lâu đời.
Dân gian ta vẫn thường quan niệm đất có thổ công, sông có hà bá. Vì vậy mỗi khi làm một việc gì đó động chạm đến đất đai như động thổ, khởi công, nhập trạch về nhà mới. Thì đều cần làm lễ cúng khai báo, xin phép vị thổ thần cai quản long mạch của mảnh đất đó.

List Lễ Vật Mâm Cúng Về Nhà Mới Chuẩn Đầy Đủ Tại Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Nam
- Mâm Cúng Về Nhà Mới: combo 1.

- Mâm Cúng Về Nhà Mới: combo 2.

- Mâm Cúng Về Nhà Mới: combo 3.

Mục Lục
- 1 Gia chủ nên đặt mâm cúng về nhà mới ở đâu là thích hợp nhất?
- 2 List Lễ Vật Mâm Cúng Về Nhà Mới Chuẩn Đầy Đủ Tại Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Nam
- 3 Tại sao cần chuẩn bị mâm cúng vào nhà mới?
- 4 Mâm cúng về nhà mới gồm những gì?
- 5 Những lưu ý khi chọn mua các lễ vật cúng về nhà mới
- 6 Mâm cúng nhập trạch vào nhà mới đặt ở đâu?
- 7 Quy trình thực hiện cúng về nhà mới như thế nào?
- 8 Một số lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng vào nhà mới
- 9 Có nên đặt dịch vụ mâm cúng trọn gói tại Đồ Cúng Việt Nam?
Tại sao cần chuẩn bị mâm cúng vào nhà mới?
Theo truyền thống văn hóa từ lâu đời của Việt Nam, mỗi một vùng đất đều có các vị thần linh cai quản. Chính vì thế mà việc làm ăn, an sinh của gia đình trên miếng đất đó có được thuận lợi và thịnh vượng hay không đều do các vị thần linh đó phù hộ. Khi một ai đó chuyển đến vùng đất này sinh sống cần phải làm lễ trình báo và xin phép cũng như cầu xin các vị thần linh trên vùng đất này phù hộ và ban phúc. Đối với những gia đình chuyển nhà từ vị trí này sang vị trí khác, thì lễ cúng nhà mới còn mang ý nghĩa xin phép chuyển bàn thờ gia tiên, thần tài – thần địa từ vùng đất cũ sang nhà mới.
Mâm cúng nhập trạch về nhà mới là một trong những nghi thức đặc biệt quan trọng. Đối với người dân Việt Nam ta. Gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng nhập trạch về nhà mới. Để dâng lên các vị thổ thần trước tiên là để khai báo. Về việc sẽ sử dụng mảnh đất này làm nơi làm ăn, sinh sống sau này. Sau đó là khấn xin các vị thần và gia tiên phù hộ, che chở cho mọi thành viên trong gia đình. Được bình an, mọi việc làm ăn buôn bán của gia đình được thuận lợi, suôn sẻ.
Đồng thời, việc chuẩn bị mâm cúng có hương hoa, có khí ấm. Còn giúp xua đuổi khí “lạnh” khi bắt đầu ở một ngôi nhà mới. Bày biện mâm cúng còn là lời mời các vị gia tiên chuyển từ nơi ở cũ sang nơi ở mới để sinh sống.
Lễ cúng về nhà mới đúng cách còn giúp gia chủ tiễn những vong hồn không rõ danh tính. Đang cư ngụ tại mảnh đất này đi sang mảnh đất khác để sinh sống.
Chính vì những lí do trên mà lễ cúng nhập trạch được đặc biệt quan tâm chú trọng. Mỗi gia chủ cũng dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu nghi thức cúng sao cho đúng chuẩn nhất.

Mâm cúng về nhà mới gồm những gì?
Để tránh thiếu sót trong mâm cúng nhập trạch, gia chủ nên ghi chép. Những món đồ cần chuẩn bị để khi đi mua đồ không quên những thứ nhỏ. Lễ vật cúng vào nhà mới bao gồm:
- Đĩa ngũ quả trái cây
- Bình hoa cúc kim cương tươi
- Nhang rồng phụng
- Đèn cầy
- 1 hũ gạo
- 1 hũ muối
- 1 chén trà
- 1 chai rượu
- 1 chai nước lọc
- Giấy cúng vào nhà mới
- 1 đĩa bánh kẹo
- 1 đĩa trầu cau
- 5 phần chè
- 5 phần xôi
- 5 chén cháo trắng
- 1 bộ tam sên
- 1 con gà luộc
Nhìn chung, mâm cúng nhập trạch sẽ bao gồm 3 phần chính là ngũ quả, hương hoa và thức ăn. Gia chủ có thể bày chung vào một mâm lớn hoặc chia ra thành 3 mâm nhỏ khác nhau đều được.
Tùy vào điều kiện tài chính khác nhau của mỗi gia đình mà quy mô mâm cúng lớn nhỏ có thể khác nhau. Tuy nhiên, lễ vật cần phải đảm bảo luôn được tươi ngon, chất lượng. Thì mới thể hiện được lòng thành kính của gia chủ.

Những lưu ý khi chọn mua các lễ vật cúng về nhà mới
Khi chọn mua lễ vật trong mâm cúng về nhà mới, gia chủ có thể lưu ý một số điều như sau:
Về mâm ngũ quả cúng về nhà mới
Có thể chọn các thức quả theo mùa, mùa nào thức ấy, vừa mua được với giá rẻ hơn. Vừa đảm bảo độ tươi ngon. Một số thức quả thường xuất hiện trong mâm cúng bao gồm: nải chuối xanh, bưởi vàng, phật thủ, thanh long, xoài, dừa, mãng cầu, dưa hấu, cam, quýt,…Không chọn những quả đã chín hoặc có dấu hiệu thối hỏng.

Về bình hoa tươi cúng vào mới
Có thể chọn những loại hoa mang đến ý nghĩa về sự may mắn, trường thọ. Như hoa cúc kim cương, hoa lay ơn, hoa đồng tiền. Đặt hoa trên ban thờ phải là hoa tươi chứ không được là hoa giả, hoa khô. Bày hoa cũng nên bày theo số lẻ để mang đến nhiều may mắn hơn.
Xôi, chè, cháo trắng cúng nhập trạch về nhà mới
Cúng xôi chè, cháo trắng thể hiện mong cầu về sự no đủ, không bị thiếu thốn. Rơi vào tình trạng túng bấn, đói khổ.
Bộ tam sên cúng về nhà mới
Bộ tam sên thường bao gồm một miếng thịt ba chỉ luộc, một quả trứng luộc, một con tôm luộc. Thịt ba chỉ không cần quá to mà chỉ cần miếng vừa phải, luộc chín kỹ chứ. Không được để còn sống bên trong. Trứng sau khi luộc kỹ, không còn lòng đào thì ép dẹp một chút để cố định trên đĩa. Tôm luộc kỹ có màu đỏ để bày chung với thịt luộc và trứng luộc thành bộ tam sên.

Gà luộc cúng về nhà mới
Chọn con gà vừa phải, không cần quá to nhưng cũng không được quá nhỏ, khoảng 1-1.5 kg. Gà luộc phải là gà trống luộc nguyên con. Không chọn gà mái, cũng không cắt nhỏ con gà.
Thông thường ngay sau khi làm sạch gà thì gia chủ đã tạo dáng gà. Trước khi cho vào luộc để sau khi luộc có được con gà với hình dáng như ý.

Mâm cúng nhập trạch vào nhà mới đặt ở đâu?
Đây là câu hỏi được rất nhiều vị gia chủ quan tâm. Sẽ tùy theo mệnh của gia chủ mà sẽ có hướng đặt mâm cúng sao cho phù hợp.
Địa điểm đặt mâm cúng cũng sẽ khác nhau tùy theo phong tục cụ thể của từng vùng miền khác nhau. Thường thì có thể đặt mâm cúng ngay trong nhà, trên bàn thờ gia tiên. Mục đích mời các vị gia tiên về cư ngụ tại nơi ở mới.
Hoặc có thể đặt mâm cúng ngay chính giữa trong nhà. Có thể chia thành mâm cúng thổ địa và mâm cúng tổ tiên riêng biệt.

Quy trình thực hiện cúng về nhà mới như thế nào?
Nắm được quy trình thực hiện lễ cúng sẽ giúp buổi cúng diễn ra suôn sẻ hơn. Gia chủ chỉ cần thực hiện theo đúng quy trình là có thể hoàn thành lễ cúng tốt đẹp, tránh xảy ra sai sót hay làm thiếu một bước nào đó.
- Bước 1: Gia chủ cần đi xem ngày lành tháng tốt để thực hiện lễ cúng. Cách xem thường sẽ dựa trên tuổi của người trụ cột trong gia đình.
- Bước 2: Dọn đồ đạc vào nhà mới, những đồ đạc trong nhà cũ cần chuyển dần vào nhà mới. Trong quá trình dọn đồ chỉ nên giữ lại những món đồ giá trị, còn sử dụng được. Nên loại bỏ những đồ cũ hỏng, nhiều bụi bẩn để xua đuổi vận không may khỏi gia đình. Tuyệt đối không được đem theo chổi cũ, bếp cũ vào trong nhà mới. Mà nên thay mới hai đồ vật này.
- Ngay cả trong cuộc sống bình thường, việc thường xuyên dọn dẹp nhà cửa. Và loại bỏ những đồ cũ hỏng cũng giúp gia chủ thay đổi được vận khí. Đón nhiều điều may mắn và loại bỏ những điều không may.
- Riêng bàn thờ gia tiên nếu còn sử dụng được thì nên hạn chế thay mới. Trong trường hợp bàn thờ đã hỏng, quá cũ thì gia chủ có thể thay thế bàn thờ mới tuy nhiên mọi thứ cần được thực hiện theo đúng phong tục để tránh làm điều gì phạm lỗi với các vị thần linh, gia tiên.
- Nên chọn bàn thờ có kích thước phù hợp với không gian thờ cúng trong gia đình. Tránh chọn bàn thờ quá to, hoặc quá nhỏ, tạo ra sự không cân xứng. Nên xem trước nơi đặt bàn thờ trong nhà mới sao cho đúng phong thủy và tránh di chuyển bàn thờ nhiều làm động đến nơi linh thiêng của gia đình.
- Trong quá trình chuyển đồ cần thực hiện hết sức cẩn thận, tỉ mỉ. Tránh đồ vỡ sẽ đem lại những điều xui xẻo cho gia chủ. Công việc dù có vất vả, mệt mỏi thì mọi thành viên trong gia đình cũng cần phải hòa thuận. Người nói có người nghe chứ không nên cãi vã to tiếng.
- Mỗi thành viên trong gia đình nên cầm ít nhất một món đồ vào trong nhà mới. Để thể hiện sự đóng góp cho ngôi nhà chứ không nên đi tay không vào nhà.
- Bước 3: Sắm sửa lễ vật mâm cúng. Chuẩn bị tươm tất đồ cúng và bày biện chỉn chu trên mâm cúng
- Bước 4: Cần đốt lưu xông trầm hoặc bếp than trong nhà để xua đuổi tà khí.
- Sau đó mới bắt đầu châm trà, rượu và thắp nhang cúng bái.
- Đọc bài văn khấn vào nhà mới to, rõ ràng, thể hiện lòng thành kính.
- Bước 5: Sau khi hương cháy hết cần rải muối gạo và đốt giấy cúng để các vị thần linh thụ hưởng.
- Bước 6: Sau khi hoàn thành lễ cúng
- Sau khi hoàn thành lễ cúng, gia chủ nên xông nhà để xua đi chướng khí, vừa xua đi chướng khí tích tụ lâu ngày, vừa đuổi các loại côn trùng có hại. Trong lúc xông nhà nên mở rộng cả cửa chính lẫn cửa sổ.
- Nên đun một ấm nước sôi với ý mong cho nguồn tài chính trong gia đình luôn được dồi dào. Sau đó đóng nắp bồn rửa bát trong nhà và cho nước chảy thật chậm trong thời gian lâu với ý nghĩa đủ đầy, vạn sự suôn sẻ.
Bài văn khấn cúng nhà mới, nhập trạch
Bài cúng gia tiên

Bài cúng thần linh

Một số lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng vào nhà mới
Để lễ cúng vào nhà mới được suôn sẻ, thuận lợi, gia chủ nên ghi nhớ một số điều sau:
Thời gian thực hiện nghi thức cúng về nhà mới
Lễ cúng nên được thực hiện trong buổi sáng, có nhiều khí dương sẽ tốt cho việc cúng bái được thuận lợi. Không nên cúng và chuyển đồ vào buổi tối vì có nhiều khí âm, hơn nữa chuyển đồ vào buổi tối đồ đạc dễ bị hư hại, mang lại những điềm không tốt.
Gia chủ nên chọn ngày lành tháng tốt hợp với mệnh của gia chủ để dọn nhà. Tuyệt đối không được xem nhẹ việc đi xem ngày lành tháng tốt. Đây là việc hết sức quan trọng và ảnh hưởng lớn đến bình an cũng như cuộc sống của gia chủ sau này.
Nếu chọn làm nghi lễ trong ngày lành tháng tốt nhưng gia chủ lại không có nhu cầu ở lại luôn thì phải ngủ lại ít nhất một đêm để cho căn nhà có hơi ấm của con người, không bị lạnh lẽo.
Đối tượng thực hiện nghi thức cúng vào nhà mới
Khi làm lễ cúng vào nhà mới, người đang mang thai nên tránh đi hoặc không tham gia vào việc chuyển đồ hay chuẩn bị cho mâm cúng. Những người tuổi Hổ cũng nên tránh đi hi dọn nhà.
Trong ngày lễ nhập trạch, nên chỉ có mặt các thành viên trong gia đình, tránh mời khách đến nhà làm kinh động tổ tiên. Nếu muốn mời khách tham gia tân gia, chúc mừng thì có thể tổ chức ăn uống, tiệc vào ngày hôm sau hoặc một ngày khác.

Có nên đặt dịch vụ mâm cúng trọn gói tại Đồ Cúng Việt Nam?
Đặt dịch vụ mâm cúng trọn gói giúp gia chủ vừa tiết kiệm được thời gian, vừa có được mâm cúng đầy đủ, chất lượng, không sợ thiếu sót lễ vật cúng. Dịch vụ đồ cúng trọn gói tại Đồ Cúng Việt Nam cam kết mang đến cho khách hàng mâm cúng tươm tất nhất, với giá cả phải chăng và chắc chắn sẽ làm hài lòng khách hàng.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn mâm cúng về nhà mới nên đặt ở đâu cũng như quy trình tổ chức mâm cúng. Chúc các bạn có ngày tân gia suôn sẻ, thuận lợi và gặp nhiều may mắn.