Cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết và bổ ích về việc cúng thần tài thổ địa tại gia. Để có mâm cúng thần tài long trọng đầy đủ nhất cho những người chưa biết.
Mâm cúng thần tài – thổ địa gồm những gì? Cúng vía thần tài như thế nào?
Có thể nói trong số tất cả các tín ngưỡng thờ cúng ở Việt Nam. Thì thờ thần Tài là tín cưỡng xuất hiện muộn nhất. Nhưng lại được ưa chuộng nhất thời gian gần đây. Với nhiều ý nghĩa về tâm linh. Có thể thấy ngày nay trong bàn thờ của mỗi gia đình. Đều có xuất hiện thần Tài với mong cầu về kinh tế.
Để thờ thần tài trong nhà là điều không dễ dàng và có những ý nghĩa. Cũng như lưu ý đặc biệt, do đó, bạn đọc hãy tìm hiểu những thông tin dưới đây. Để có được cái nhìn khách quan về việc thờ cúng này.

Lý do mà người ta thờ thần tài, thổ địa trong nhà
Như chúng ta đã biết, trước đây, khi cuộc sống còn quá nhiều khó khăn. Sống trong đói rét, lầm than, những gì người ta mong cầu chi. Đều là cơm ăn áo mặc, không thiên tai dịch bệnh.
Thế nhưng, ngày nay, khi chúng ta đang sống ở thời kỳ hội nhập. Phát triển kinh tế đang là mũi nhọn của toàn cầu. Thì những ước muốn của con người đã vượt lên một bậc mới đó chính là làm giàu. Và tượng trưng cho việc cai quản. Và đáp ứng những nguyện vọng ấy chính là thần Tài. Cho nên việc bắt gặp các bàn thờ thần tài tại gia hiện nay là điều hết sức dễ hiểu.
Tín ngưỡng thờ cúng thần tài, Thổ Địa là du nhập vào nền văn hoá nước ta thời điểm nào. Cũng không có nhiều thông tin chính xác, tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng. Nó được biết đến vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Đây là giai đoạn then chết khi đất nước bắt đầu hội nhập và phát triển. Các ngành nghề thương nghiệp càng nắm giữ những vị trí quan trọng. Trong hướng thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. Người ta bắt đầu cần có một đức tin, một hình tượng để gieo rắc hy vọng và hình ảnh ông thần Tài bắt đầu có chỗ đứng từ đây.

Không khó bắt gặp hình ảnh các tượng thờ thần Tài trong các am, chùa, miếu, đền ở Việt Nam, nhưng gần đây có thể bắt gặp chúng ở mỗi hộ gia đình. Điều này cũng khá dễ hiểu khi ngày này hầu hết các gia đình đều buôn bán, phát triển kinh tế tư nhân. Việc sở hữu một vị trí thờ thần Tài trên bàn thờ của mỗi gia đình là hoàn toàn dễ hiểu, nó không chỉ đại diện cho sự kính trọng, tôn thờ vào vị thần cai quản tiền bạc mà còn chứa đựng những hi vọng của người thờ cúng.
Vậy việc thờ thần Tài có ý nghĩa đặc biệt như thế nào cùng tìm hiểu rõ hơn
Mẫu bài cúng thần tài, bài văn khấn vía thần tài

Cúng ngày vía thần tài ngày nào và có ý nghĩa gì?
Có thể thấy, tín ngưỡng thờ thần Tài mới xuất hiện khoảng 100 năm trở lại đây. Nhưng lại mang một giá trị vô cùng to lớn và ngày càng có xu hướng phát triển rộng khắp. Thần Tài có mặt trong tín ngưỡng tôn giá của hầu khắp mọi tầng lớp xã hội. Trong mỗi hộ gia đình. Người ta tin rằng, nếu thực sự tận tâm. Dành sự tôn sùng cho vị thần này thì sẽ được chiếu cố ban phát lại lộc trời. Giúp cho việc buôn bán được thuận lợi, hanh thông.
Trước đây, quan niệm cúng thần Tài chỉ vào dịp Tết đầu năm. Những ngày nay, với nhiều thay đổi về suy nghĩ cũng như quan niệm, những gia đình thờ thần tài, thổ địa. Thường tổ chức thắp hương dâng lễ vào nhiều dịp khác nhau.
Nhiều người làm lễ khấn xin thần tài vào những dịp trọng đại như khai trương, mở cửa hàng, khi mua được miếng đất… nhưng cũng có nhiều con nhang cúng thần tài hàng ngày đặc biệt đối với những người kinh doanh, buôn bán.

Hầu hết, mỗi người thường biết đến ngày vía thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm. Vào ngày này, người ta thường đi mua vàng để lấy may. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ý nghĩa thực sự của ngày này. Có một câu chuyện dân gian được lưu truyền nói về điều này như sau:
Thần Tài là người nhà trời, nhưng một hôm uống say đã ngã xuống hạ giới. Đập đầu vào đá dẫn đến không còn nhớ mình là ai. Có người qua đường nhìn thấy bộ quần áo ông mặc quá đẹp. Nên đã lấy mất và bán đi, khi tỉnh lại bị mất trí nhớ. Ông đành phải đi xin ăn với bộ dạng nhếch nhác.
Một ngày nọ, ông được mời ăn tại một quán, khi ông vào ăn. Quán liền trở nên tấp nập, nhưng sau đó, sợ bộ dạng lôi thôi của ông. Ảnh hưởng đến người khác nên chủ quản đã đuổi ông đi. Khi ông đến một quán khác, quán này cũng đột nhiên ông khách. Còn quán trước đó không còn bóng ai.
Người dân ở đó thấy bộ dạng ông đáng thương nên đã mua cho ông một bộ quần áo khác. Thật may đó chính là bộ quần áo ông bị lấy mất lúc đầu. Khi mặc vào ông đã nhớ lại và trở về trời. Ngày ông trở về là ngày mùng 10 tháng Giêng. Nên người ta chọn nó là ngày đề cúng xin ông mọi điều may mắn.
Ngày nay, tuy việc cúng thần Tài đã có nhiều thay đổi. Tuỳ vào đặc thù của mỗi gia đình mà người ta lựa chọn cách thức cúng bái khác nhau. Tuy nhiên, ngày vía thần tài vẫn là ngày được chọn chung để khấn xin vị thần này những điều may về kinh tế.

Chuẩn bị mâm cúng cần tài, thổ địa một cách đầy đủ
Việc thờ cúng thần tài là một việc phổ biến nhưng cần có những lưu ý đặc biệt mà không phải ai cũng biết. Là một vị thần mang ý nghĩa tâm linh quyết định vấn đề tài chính ở mỗi hộ gia đình. Nên nếu có bất cứ sai sót gì thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.
Thực tế là việc thờ thần Tài cũng mang nhiều đặc trưng vùng miền. Nếu như ở miền Bắc thi chỉ những doanh nghiệp hoặc gia đình kinh doanh, buôn bán. Mới có thờ thần tài thì ở miền Nam hầu hết các gia đình đều thờ thần Tài trên bàn thờ. Vị trí đặt bàn thờ thần Tài cũng phải đảm bảo yếu tố phong thuỷ và hợp với mệnh của gia chủ.
Đầu tiên, đối với việc thờ cúng thần Tài, thổ địa người ta chú trọng. Đến việc đặt bàn thờ thần Tài trước. Theo thuyết Thiên – Địa – Nhân. Thần Tài nở ra từ lòng đất, khác với ban thờ tổ tiên được đặt ở trên cao. Thì nơi thờ thần Tài được đặt ở dưới đất. Trong góc nhà (theo như sự tích thần Tài bị đánh đuổi phải trốn ở góc nhà).
Tuy nhiên vị thần này ưa sạch sẽ nên bàn thờ cần tránh gần những chỗ ô uế. Như nhà vệ sinh, khu đổ rác, cần vệ sinh thường xuyên. Hướng của bàn thờ sẽ tương hợp với long mạch của cả căn nhà. Cũng như theo mệnh của gia chủ để việc làm ăn được hanh thông, thuận lợi.

Vào những ngày thường, những người thờ thần Tài thường cúng bái đơn giản bằng hương, hoa, rượu, thuốc lá chè, tuy nhiên vào ngày vía thần Tài, mâm cũng sẽ được chuẩn bị kỹ càng hơn. Mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, theo truyền thống, ngoài những lễ vật chuẩn bị như ngày thường thì trên mâm cúng thần tài còn cần có những vật phẩm sau:
- Cơm cúng: bộ tam sên gồm có thịt heo (gồm cả nạc, mỡ và da), 3 con tôm, 3 quả trứng luộc; xôi đậu xanh,
- Vật cúng: nến, hương, 3 cốc nước, 3 cốc rượu, gạo tẻ, muối hạt, thuốc lá, tiền vàng, tiền lẻ, hoa tươi, trầu cau, bánh kẹo.
Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà lễ vật dâng cúng ngày này sẽ có sự thay đổi khác nhau, cúng thần Tài thường có cá lóc nướng hoặc heo quay bánh hỏi. Có nhiều người sau khi mua vàng vào ngày vía thần Tài cũng chọn dâng vào lên bàn thờ thần Tài để khấn xin điều may.
Việc chuẩn bị mâm cúng thần tài như thế nào đều do quan niệm và lựa chọn của mỗi người không có khuôn mẫu cụ thể nên mỗi người có thể cân nhắc và lựa chọn theo điều kiện cá nhân của mình. Bạn cũng có thể tham khảo cũng vật dụng nêu trên để chủ động chuẩn bị cho mình một mâm cúng phù hợp nhất.

Một số lưu ý khi thờ cúng thần tài, thổ địa
Thờ thần Tài được nhiều người xem như một việc vô cùng quan trọng quyết định vận mệnh của thành công do đó có những lưu ý cần được nắm rõ để tránh phạm phải nếu không muốn gặp xui xẻo.
Đầu tiên, khi bắt đầu thờ thần Tài, tượng thần cần được làm sạch bằng khăn mới chưa sử dụng, vệ sinh bằng nước là bưởi một cách kỹ càng trước khi đặt lên bàn thờ.
Trong quá trình thờ cúng, bàn thờ cần được thường xuyên lau dọn, giữ sạch hàng ngày, đặc biệt vệ sinh vào ngày 10 tháng Giêng, ngày 14 và ngày cuối cùng mỗi tháng theo lịch âm. Không gian phía trước ban thờ thần Tài cần thoáng đãng, sạch sẽ, phía sau bàn thờ cần có chỗ dựa vững chắc, không để ban thờ chênh vênh giữa không gian trống.

Đối với bàn thờ thần Tài mới lấp, 100 ngày đầu cần được thắp hương liên tục để tụ khí, mỗi sáng cần thay nước và thắp 1 nén nhang. Nếu trong khi thờ cần khấn xin điều gì đặc biệt, cần thắp 3 nén nhang ngang hàng nhau, còn những ngày rằm, mùng 1 sẽ thắp 5 nén nhang theo hình chữ thập. Bát hương cúng thần Tài chỉ được dọn và rút chân nhang vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm cùng với giấy tiền vàng, sau khi hoá để lại một chút tro vào bát hương.
Thêm một điểm cần lưu ý khi thờ thần Tài là trên bàn thờ cần có 5 chén nước đặt hình chữ thập tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành. Hoa trên bàn thờ nên chọn hoa hồng hoặc hoa cúc, chọn trái cây là mâm ngũ quả, sau mỗi lần cúng bái nếu có lộc thì nên chia cho người trong nhà, tránh tán lộc ra ngoài.
Thực chất việc bày biện và thờ thần Tài cần chú trọng rất nhiều yếu tố, bạn cần tìm hiểu một cách đầy đủ và kỹ càng để có được cho mình một bàn thờ phù hợp, đặc biệt nó phải tương sinh tương hợp với mệnh của gia chủ, không nên sao chép hay học theo bất cứ ai vì nó không chắc phù hợp với mình.

Thờ thần Tài từ trước đến nay vẫn là tín ngưỡng được con người sùng bái và tôn trọng, nó vẫn được lưu truyền một cách mạnh mẽ nhiều năm qua từ đời này qua đời khác và người ta tin rằng họ nhận lại được những thành quả đáng có khi thờ vị thần này.
Để hỗ trợ việc thờ cúng diễn ra một cách tiện lợi nhất, thương hiệu Đồ Cúng Việt Nam mang đến dịch vụ cung cấp mâm cúng có sẵn phù hợp với nhiều dịp khác nhau. Mâm cúng đã được chuẩn bị một cách đầy đủ tương ứng với yêu cầu của mỗi lễ cúng đảm bảo cho gia chủ một mâm cúng hoàn thiện theo yêu cầu. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa thời gian chuẩn bị mỗi khi làm lễ, bạn hãy tham khảo và lựa chọn cho mình mâm cúng thầnTài tiện lợi.